Thứ ba, 23/04/2024, 10:03 (GMT+7)

Không rửa tay đúng cách gây hại thế nào đến sức khỏe?

Bàn tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể, thực hiện nhiều hoạt động từ làm việc, ăn uống, vệ sinh… Không rửa tay có tác hại thế nào?

Bỏ bê việc rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Vi trùng và vi khuẩn trên tay có thể dẫn đến hiệu ứng domino gây ra các biến chứng về sức khỏe.

Không rửa tay gây hại thế nào?

Dễ dàng truyền vi trùng

Bàn tay liên tục chạm vào các bề mặt khác nhau, trên đường đi sẽ nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn trên da bàn tay được chia làm 2 nhóm: vi khuẩn định cư và vi khuẩn vãng lai. Vi khuẩn định cư gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S. aurers, và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter, Enterobacter... Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. Vi khuẩn vãng lai gồm các vi khuẩn nằm trên các bề mặt tiếp xúc với bàn tay và có thể loại bỏ dễ dàng bằng việc rửa tay.

rua tay
Tay nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ

Không rửa tay làm tăng khả năng mắc bệnh

Khi không rửa tay đúng cách, chúng ta sẽ trở thành người mang mầm bệnh. Những vi khuẩn này có thể dễ dàng truyền sang các bề mặt chúng ta chạm vào, thực phẩm chúng ta xử lý và thậm chí sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh như cảm lạnh, cúm và các bệnh về dạ dày…

Nguy cơ nhiễm trùng ở nhiều bộ phận cơ thể

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc vệ sinh tay kém là nguy cơ phát triển nhiễm trùng huyết, một tình trạng đe dọa tính mạng do phản ứng quá mức của cơ thể đối với nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết có thể tiến triển nhanh chóng và dẫn đến suy nội tạng nếu không được điều trị ngay lập tức.

Bên cạnh đó, không rửa tay đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng ở những vùng dễ bị tổn thương như mắt, mũi và miệng, cũng như các vết cắt và trầy xước trên da. Vệ sinh tay đúng cách là điều cần thiết để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cục bộ này xảy ra.

Thời điểm bạn cần rửa tay

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, rửa tay giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Giảm 23-40% số người mắc bệnh tiêu chảy
  • Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở người có hệ miễn dịch yếu
  • Giảm 16-21% bệnh được hô hấp
  • Giảm 29-57% tỷ lệ trẻ em nghỉ học do mắc bệnh đường tiêu hóa
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh, giảm tỷ lệ kháng kháng sinh…
rua tay
Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay

Do đó, rửa tay là cần thiết, những thời điểm sau bạn cần rửa tay:

  • Trước, trong, và sau khi nấu ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Trước và sau khi điều trị vết thương.
  • Trước và sau khi chăm sóc người ốm.
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
  • Sau khi chạm rác.

Rửa tay đúng cách

rua tay
Rửa tay là cách bảo vệ bản thân khỏi tác hại của việc lây truyền vi trùng

Sau đây là quy trình rửa tay thường quy theo Bộ Y tế hướng dẫn:

Bước 1: Sử dụng nước sạch để làm ướt bàn tay, sau đó tạo bọt xà phòng và bôi lên tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng tay này lên mu bàn tay, kẽ ngón tay kia. Bạn nên hãy chú ý thao tác chậm và kỹ để vi khuẩn tại các kẽ bàn tay được loại bỏ nhé

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay với nhau, làm sạch các kẽ ngón tay, đây là nơi vi khuẩn tập trung tương đối nhiều. Vì vậy các bạn cần quan tâm vệ sinh cẩn thận khu vực này.

Bước 4: Chà mặt ngoài của các ngón tay với nhau

Bước 5: Vệ sinh các đầu ngón tay

Bước 6: Chà đầu ngón tay vào lòng bàn tay, thực hiện 2 bên tương tự nhau. Rửa lại tay bằng nước sạch, sử dụng khăn mềm và sạch để lau khô tay.

Cùng chuyên mục