Giữ điện thoại của bạn luôn mới với 10 mẹo sau đây
Thói quen sử dụng điện thoại không đúng cách khiến điện thoại nhanh chóng xuất hiện các vết chầy xước và bị cũ đi. Muốn giữ điện thoại bền trong nhiều năm thì áp dụng ngay những mẹo vặt này.
1. Loại sạch bụi khỏi cổng sạc
Bụi bặm dễ bám vào khe hở trong cổng sạc, loại sạch bụi ở đây sẽ giúp tăng tuổi thọ của điện thoại. Hãy sử dụng tăm và cạp nhẹ bên trong cổng sạc để gạt bỏ bụi và sau đó lắc nhẹ điện thoại để bụi rơi ra ngoài. Cố gắng làm thật nhẹ tay để không làm hỏng cổng sạc điện thoại.
2. Không làm rơi điện thoại
Cố gắng không làm rơi điện thoại bởi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả phần cứng bên trong lẫn màn hình điện thoại. Chú ý đến cả những vị trí đặt điện thoại như trên ô tô, mép bàn ghế… Điện thoại của bạn có thể rơi xuống bất cứ lúc nào khi có sự thay đổi về tốc độ hoặc tác động của vật khác chạm vào. Hãy cẩn thận giữ điện thoại ở một vị trí cố định để tránh tình huống xấu này.
3. Đẩy nước và bụi ra khỏi loa
Nếu điện thoại bị dính nước, chắc hẳn loa sẽ gặp sự cố về âm thanh. Để xử lý vấn đề này, đa số mọi người sẽ sử dụng gạo để làm khô điện thoại của họ. Đây là một cách hiệu quả với mọi hãng điện thoại.
Nếu sử dụng điện thoại có hệ điều hành iOS hoặc Android, bạn có thể tải xuống ứng dụng Speaker cleaner - Remove water & fix sound cho Android hoặc shortcut Water Eject cho iOS. Những công cụ này sẽ giúp điện thoại nhanh chóng đẩy nước ra khỏi loa. Vì chúng phát ra một loại âm thanh đặc biệt giúp ép hết nước ra ngoài.
4. Không bỏ điện thoại vào túi sau
Nhiều người có túi quần sau rộng và thường để điện thoại vào túi sau. Tuy nhiên, nhiều lúc bạn có thể quên mất mình đã đặt điện thoại ở đó và vô tình ngồi lên làm vỡ điện thoại.
5. Không sử dụng điện thoại với băng đeo tay thể dục
Khi tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi và đây là yếu tố sẽ phá hủy điện thoại của bạn nếu bạn mang nó trên tay trong lúc tập. Việc không lưu thông không khí có thể dẫn đến nhiệt độ cao và mồ hôi có thể thấm vào cổng sạc của điện thoại. Muối của mồ hôi có thể làm hỏng phần cứng và thậm chí gây ra các vấn đề khác với thiết bị của bạn giống như bất kỳ nước muối nào. Thay vì mang điện thoại ở băng đeo tay, bạn có thể cất vào tủ cá nhân khi đi tập và mang theo các loại máy chuyên dụng chống nước khi hoạt động thể dục.
6. Tắt Bluetooth khi không sử dụng
Bluetooth là một công cụ rất hữu ích nhưng nó cũng gây nguy hiểm cho điện thoại. Các chuyên gia khuyên bạn nên tắt tính năng này khi bạn không sử dụng. Vì làm như vậy, bạn sẽ chặn được tất cả các loại tin tức hoặc tải xuống độc hại có thể được gửi đến máy điện thoại của bạn.
7. Sạc điện thoại trước khi cạn pin
Đừng dùng điện thoại đến khi cạn pin hoàn toàn mới sạc bởi nó sẽ rút ngắn thời gian sử dụng của điện thoại đi rất nhiều lần. Mỗi điện thoại đều có một số chu kỳ sạc nhất định. Bạn nên sạc điện thoại khi pin còn trên 20% và sạc cho tới khoảng hơn 80% là dùng được.
8. Cập nhật phần mềm thường xuyên
Những bản cập nhật kịp thời sẽ giúp loại bỏ một số lỗi điện thoại có thể đang gặp phải. Mẹo này sẽ giúp điện thoại của bạn chạy mượt mà và nhanh hơn, đồng thời cũng cập nhật khả năng bảo vệ máy cần thiết của nó. Trước khi cập nhật phần mềm, bạn nên xem kỹ loại máy và hệ điều hành tương thích để khi tải phần mềm về không làm chậm máy điện thoại.
9. Không sử dụng bộ sạc công cộng
Những bộ sạc công cộng ở sân bay hay siêu thị, quán cà phê… rất tiện lợi cho chúng ta nếu lỡ không mang theo sạc và điện thoại thì sắp hết pin. Tuy nhiên chúng lại không thực sự an toàn vì khi sạc điện thoại, có thể dữ liệu trong máy sẽ bị truyền đi. Dữ liệu này cũng có thể bị tin tặc truy cập bằng cách sử dụng các cổng tương tự. Khi bạn cắm cáp điện thoại vào một cổng bị xâm phạm, nó sẽ kết nối thiết bị của bạn với ổ đĩa ngoài. Điều này có thể giúp các bên thứ ba tải xuống dữ liệu của máy bạn, quay video vào phương tiện của bạn hoặc thậm chí tải lên phần mềm có hại.
10. Bảo hành thường xuyên
Bảo hành điện thoại định kè là việc làm tưởng như tốn tiền nhưng lại giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền để sửa chữa khi phần nào đó bị hỏng nặng mới phát hiện. Các chuyên viên có kinh nghiệm tại các cửa hàng và trung tâm bảo hành sẽ chẩn đoán các dấu hiệu 'bệnh' của điện thoại và sẽ giúp bạn sửa chữa mọi hư hỏng nếu gặp phải vấn đề.