Chủ nhật, 16/07/2023, 08:12 (GMT+7)

Trẻ tự kỷ có hay cười không và tiếng cười có gì khác lạ?

Thu Trang (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Trẻ tự kỷ có hay cười không là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng. Phát hiện và điều trị sớm cho trẻ tự kỷ sẽ giúp con cải thiện các kỹ năng xã hội, nhận thức hay việc thể hiện cảm xúc nên gia đình cần đặc biệt chú ý.

Bài viết này thuộc series Trẻ tự kỷ

Xem thêm

Liệu trẻ tự kỷ có hay cười không?

Trẻ tự kỷ có hay cười không chính là một trong những vấn đề rất nhiều phụ huynh băn khoăn thắc mắc để sớm nhận biết được các triệu chứng sớm của bệnh. Tuy nhiên, từ mức độ tự kỷ nặng nhẹ khác nhau mà các biểu hiện cũng được thể hiện khác nhau nên phụ huynh cần xem xét nhiều yếu tố để xác định chứ không thể chỉ dựa trên một dấu hiệu này.

Xét ở góc độ hành vi, nụ cười có liên quan đến hai yếu tố, bao gồm nét mặt và hướng nhìn về phía người khác. Tuy nhiên, hầu hết trẻ mắc hội chứng tự kỷ đều bị thiếu hụt cả hai yếu tố này nên thực tế là trẻ tự kỷ thường rất ít khi cười.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-1
Trẻ tự kỷ có hay cười không chính là một trong những vấn đề rất nhiều phụ huynh băn khoăn thắc mắc để sớm nhận biết được các triệu chứng sớm của bệnh. Ảnh: sưu tầm

Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ thường không cười trong 3 tháng đầu. Con không giao tiếp bằng mắt, tránh tương tác với cha mẹ, không hiểu các cử chỉ từ cha mẹ hay những người xung quanh nên con hầu như không cười như trẻ khác trong vòng 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, phụ huynh thường chưa để ý quá nhiều đến vấn đề này, hoặc ít nhất là trong 3 tháng đầu.

Trẻ tự kỷ có thể cười ở những tháng sau tháng thứ 3. Các chuyên gia cũng cho biết rằng trẻ tự kỷ không hay cười, thậm chí là ít. Con cũng thường cười trong các trường hợp kỳ lạ, không có gì đáng cười, tự bật cười mà không cần bất cứ lý do gì, nói chung là các tình huống không đáng cười như các nhóm trẻ khác.

Trẻ tự kỷ có hay cười không thì câu trả lời là không và đồng thời con cười cũng là để thể hiện sự phấn khích của mình chứ không nhằm mục đích tương tác với xung quanh. Trẻ tự kỷ có thể cười nhẹ nhàng, cười khúc khích đôi khi cười phá lên và không thể kiểm soát được kể cả trong các hoàn cảnh không phù hợp. Trẻ tự kỷ không hay cười nhưng có những lúc cười không ngớt trong các tình huống bình thường, lại tự cười một mình nên luôn khiến phụ huynh lo lắng và khó hiểu.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-2
Các chuyên gia cũng cho biết rằng trẻ tự kỷ không hay cười, thậm chí là ít. Ảnh: sưu tầm

Tiếng cười của trẻ tự kỷ có khác lạ không?

Như đã chia sẻ, tiếng cười của trẻ tự kỷ dường như rất hiếm gặp và nó tiềm ẩn những điều kỳ lạ mà chúng ta khó có thể lý giải. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về tiếng cười của những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ. Họ cũng cho biết rằng, trẻ tự kỷ có tiếng người không giống với những đứa trẻ bình thường.

Đối với những đứa trẻ có sức khỏe tốt, trẻ có thường biểu hiện sự vui sướng, hứng thú của mình qua 2 kiểu cười cơ bản đó chính là cười thành tiếng và cười không thành tiếng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy, đối với trẻ tự kỷ dường như chỉ biểu hiện duy nhất một kiểu cười có phát ra âm thanh. Tiếng cười của trẻ chỉ để biểu hiện về trạng thái tích cực bên trong của bản thân chứ hoàn toàn không liên quan đến việc tương tác với xã hội bên ngoài.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-3
Tiếng cười của trẻ chỉ để biểu hiện về trạng thái tích cực bên trong của bản thân chứ hoàn toàn không liên quan đến việc tương tác với xã hội bên ngoài. Ảnh: sưu tầm

Các nhà khoa học còn tìm thấy một điều vô cùng đặc biệt đối với nụ cười của trẻ tự kỷ. Đó chính là tiếng cười của trẻ có thể làm thu hút mọi người xung quanh. Một nghiên cứu nhận thấy rằng, ngay cả khi một người nào đó biết hoặc không biết đó là người tự kỷ thì họ vẫn sẽ bị thu hút bởi tiếng cười mà họ tạo ra. Được biết, khi cười, người tự kỷ phát ra âm sắc vô cùng đặc biệt và chứa đựng nhiều cảm xúc tích cực nên dễ thu hút người khác.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-4
Trẻ tự kỷ phát ra âm sắc vô cùng đặc biệt. Ảnh: sưu tầm

Tiếng cười của trẻ tự kỷ không bao giờ xuất phát từ sự gượng ép mà nó biểu hiện chân thật sự tích cực bên trong của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng hay phải cố gắng kiểm soát tiếng cười của trẻ nhỏ, hãy để con tự do và thoải mái với điều đó. Đôi khi trẻ tự kỷ có thể cười lâu hơn so với bình thường. Điều này cũng không đáng lo ngại bởi trẻ thường có sự đánh giá cao hơn về những chi tiết nhỏ nhặt và trẻ cảm nhận, hưởng thụ nó một cách trọn vẹn.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-5
Tiếng cười của trẻ tự kỷ không bao giờ xuất phát từ sự gượng ép mà nó biểu hiện chân thật sự tích cực bên trong của trẻ. Ảnh: sưu tầm

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

Phát hiện sớm các triệu chứng ở trẻ tự kỷ giúp cha mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu trong gia đình bạn có con mắc chứng tự kỷ, hãy chăm sóc tốt cho con bằng cách:

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Tăng cường bổ sung omega-3

Axit béo omega-3 chiếm 20% chất béo trong não bộ. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ omega-3 là rất quan trọng để phát triển trí não tối ưu ở trẻ. Không cung cấp đủ axit béo omega-3 trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh khiến trẻ dễ mắc chứng tự kỷ.

Đặc biệt từ 1 - 3 tuổi là giai đoạn “vàng” phát triển trí não của bé nên cha mẹ cần cung cấp đầy đủ DHA. Đây là dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn của trẻ tự kỷ. Các loại thực phẩm giàu omega-3 mà cha mẹ có thể bổ sung bao gồm cá thu, cá hồi, cá ngừ, rau chân vịt, súp lơ và cải xoăn.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-6
Việc bổ sung đầy đủ omega-3 là rất quan trọng để phát triển trí não tối ưu ở trẻ. Ảnh: sưu tầm

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Bổ sung vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ tự kỷ. Trong đó, cha mẹ nên lưu ý bổ sung những loại sau:

  • Vitamin E: Bảo vệ chức năng não và giảm căng thẳng. 

  • Vitamin D: Là chất xúc tác chủ yếu trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống phát triển thần kinh trong não bộ. Hấp thụ không đủ vitamin D có thể làm suy giảm khả năng duy trì và hình thành các kết nối thần kinh, từ đó làm suy giảm sự phát triển của não bộ. 

  • Kẽm: Có chức năng tăng cường hệ thống miễn dịch trong não, giúp trẻ tự kỷ kiểm soát tốt các xung động thần kinh. 

  • Vitamin B6: Thiếu vitamin B6 gây trầm cảm và suy giảm trí nhớ nên cần bổ sung đầy đủ cho trẻ tự kỷ. 

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-7
Bổ sung vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ tự kỷ. Ảnh: sưu tầm

Hạn chế đồ ăn nhanh và hạn chế đồ uống có ga

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lạm dụng đồ uống có ga ở trẻ em sẽ làm chậm quá trình phát triển trí não, giảm chất lượng giấc ngủ và khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ.

Ngoài ra, ăn nhiều đồ ăn nhanh còn ảnh hưởng tiêu cực đến trí não của trẻ. Những em bé tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ thường đạt kết quả kém trong các bài kiểm tra đọc, viết, toán và khoa học. Vì vậy, để cải thiện tình trạng của trẻ tự kỷ, cha mẹ nên loại bỏ thức ăn nhanh, đồ uống có ga ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-8
Việc lạm dụng đồ uống có ga ở trẻ em sẽ làm chậm quá trình phát triển trí não, giảm chất lượng giấc ngủ và khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ. Ảnh: sưu tầm

Dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc trẻ

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Cha mẹ phải tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của bé cả về mặt dinh dưỡng và tâm lý.

Trong giai đoạn đầu đời, cha mẹ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc và chơi với bé. Việc tiếp xúc, trao đổi nhiều với cha mẹ và người thân trong những ngày đầu đời giúp bé phát triển tốt về mặt tinh thần và ngôn ngữ. Cha mẹ cùng chơi với con, dạy con các hoạt động và từ ngữ đơn giản để giúp con phát triển toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.

tre-tu-ky-co-hay-cuoi-tiep-thi-gia-dinh-9
Trong giai đoạn đầu đời, cha mẹ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc và chơi với bé. Ảnh: sưu tầm

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cho câu hỏi “Trẻ tự kỷ có hay cười không?” Nhận biết sớm các triệu chứng ở trẻ tự kỷ giúp có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời để trẻ phát triển bình thường. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ những cơ sở khám và điều trị trẻ tự kỷ uy tín để đưa bé đến thăm khám.

Cùng chuyên mục