Thứ năm, 13/07/2023, 09:09 (GMT+7)

Trẻ tự kỷ chậm nói, cha mẹ cần quan tâm điều gì?

Thu Trang (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Để hiểu rõ hơn về trẻ tự kỷ chậm nói, các bậc cha mẹ hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây của Tiếp thị và Gia đình nhé!

Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ không?

Chậm nói là một biểu hiện của tự kỷ ở trẻ nhưng trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không lại là vấn đề khác.

Thực tế, theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, có khoảng ¼ trẻ bị chậm nói. Trong đó, vẫn có nhiều trẻ phát triển bình thường, có khả năng đạt được các mốc phát triển như những em bé khác khi lên 2 tuổi. Những trường hợp chậm nói này là do có vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng, thậm chí gặp vấn đề về thính giác.

Trẻ chậm nói có thể có một vài biểu hiện giống tự kỷ như: chậm đáp ứng nhu cầu của người lớn, giao tiếp ngôn ngữ kém,… Tuy nhiên, vận động và thể chất của bé lại hoàn toàn bình thường. Bé chậm nói nhưng vẫn giao tiếp tốt với người thân bằng ánh mắt, giao cảm.

Như vậy, tuy chậm nói có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói là tự kỷ. Trẻ chậm nói nếu có những dấu hiệu dưới đây thì có nguy cơ cao bị bệnh tự kỷ:

  • Không nói bập bẹ khi được 12 tháng tuổi.

  • Khi được 12 tháng tuổi vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp phù hợp.

  • 16 tháng tuổi chưa biết nói từ đơn.

  • 24 tháng tuổi chưa nói câu 2 từ hoặc nói chưa rõ.

Để nhận biết chính xác trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ hay không thì ba mẹ nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, có các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị trẻ tự kỷ.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-1
Chậm nói là một biểu hiện của tự kỷ ở trẻ nhưng trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không lại là vấn đề khác. Ảnh: sưu tầm

Phân biệt chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ chậm nói

Việc phân biệt đúng trẻ chậm nói đơn thuần với trẻ tự kỷ chậm nói sẽ giúp ba mẹ can thiệp sớm nếu bé có bất thường, để có cơ hội được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác.

Trẻ chậm nói đơn thuần

  • Thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi.

  • Không bắt chước được âm thanh khi được 18 tháng tuổi.

  • Khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn.

Đến giai đoạn 2-3 tuổi, nếu bé có những biểu hiện sau thì nên cho con đi khám:

  • Chỉ biết bắt chước hành động, âm thanh mà không tự mình phát âm từ hoặc cụm từ.

  • Không biết tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.

  • Chỉ nói được một số từ ngữ quen thuộc, lặp đi lặp lại, không biết dùng ngôn ngữ để trò chuyện với người khác.

  • Có giọng nói khác thường (bắt chước tiếng con vật, giọng nghe the thé…).

  • Phát âm khó nghe. Thông thường, ba mẹ sẽ hiểu được ½ số từ trẻ nói khi bé được 2 tuổi và hiểu được ¾ số từ bé nói khi được 3 tuổi. Đến khi 4 tuổi phải nghe hiểu được hết, thậm chí người lạ cũng hiểu được những gì bé nói.

Có một số nguyên dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ. Trong đó, phổ biến như: trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, sinh đa thai, bé trai phát triển ngôn ngữ chậm hơn bé gái,…

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-2
Trẻ chậm nói đơn thuần thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi. Ảnh: sưu tầm

Biểu hiện trẻ tự kỷ chậm nói

Khi mắc hội chứng tự kỷ, bé sẽ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ được 1 tuổi nhưng chưa biết bập bẹ và không có các động tác chỉ trỏ gây chú ý.

  • Trẻ không nói được bất kỳ từ nào khi được 16 tháng tuổi. Khi được 24 tháng tuổi, trẻ không nói được câu nào gồm 2 từ.

  • Khi được 14 – 16 tháng tuổi, trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng bỗng nhiên mất hẳn, có thể xuất hiện sau một sự kiện như một trận ốm, nằm viện, ngã, lên sởi,…

  • Trẻ không có hứng thú kết bạn.

  • Trẻ không bị lôi cuốn bởi đồ chơi, trò chơi.

  • Trẻ ít hoặc không tiếp xúc mắt.

  • Trẻ không trả lời, không ngoảnh mặt khi được nghe gọi tên.

  • Không hay nhìn ai nhưng lại nhìn lâu vào đồ vật có động tác đơn giản như quạt đang quay.

  • Không có động tác giơ tay đòi bế.

  • Không thích người khác đụng vào người.

  • Thường lặp đi lặp lại một vài động tác như lắc lư người, đập đập tay.

  • Khi không đồng ý hoặc giận dữ có thể hét lên chói tai, đập tay xuống sàn nhà, bứt tóc, đập đầu vào tường,…

  • Cực nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh.

Nếu thấy những biểu hiện này thường xuyên xảy ra thì ba mẹ hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-3
Trẻ tự kỷ chậm nói được 1 tuổi nhưng chưa biết bập bẹ và không có các động tác chỉ trỏ gây chú ý. Ảnh: sưu tầm

Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ chậm nói

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được chứng minh là nguyên nhân gây ra chứng chậm nói tự kỷ. Dựa theo số liệu thống kê thực tế, các nhà chuyên môn nhận thấy các trẻ em mắc phải chứng chậm nói tự kỷ đều có chung một đặc điểm đó là:

  • Có người thân trong gia đình từ mắc phải chứng chậm nói hoặc tự kỷ.

  • Do trong quá trình trong bụng mẹ, trẻ gặp vấn đề về gen khiến não bộ bị tổn thương.

  • Các bé mắc phải bệnh về tâm lý (trầm cảm, tăng động,….).

  • Trong quá trình mang thai mẹ sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,.. hoặc sống và làm việc trong môi trường độc hại.

  • Trẻ mắc các bệnh lý như mất thính lực, dị tật não bẩm sinh, trẻ bại não, xuất huyết não, viêm màng não.

  • Trẻ trải qua biến cố về tâm lý.

Những đặc điểm trên chỉ là những điểm chung được thống kê từ những trẻ mắc tự kỷ chậm nói chứ không phải nguyên nhân cụ thể được công bố của những trẻ tự kỷ bại não. Tùy vào thể trạng và hoàn cảnh của từng trẻ sẽ có những nguyên nhân khác nhau, vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc tự kỷ chậm nói, bố mẹ nên cho trẻ đến những cơ sở, trung tâm y tế để được xác định nguyên nhân chính xác.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-4
Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được chứng minh là nguyên nhân gây ra chứng chậm nói tự kỷ. Ảnh: sưu tầm

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói hiệu quả nhất

Để cải thiện khả năng giao tiếp cũng như giáo dục trẻ tự kỷ sớm hòa nhập với xã hội, cha mẹ chính là những người đóng góp rất quan trọng và không thể thay thế. Cha mẹ hãy trở thành người đồng hành và hướng dẫn trẻ tự kỷ chậm nói bằng những cách sau đây:

Khuyến khích trẻ giao tiếp

Cha mẹ cần tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể giao tiếp, ngay cả khi trẻ không nói. Chẳng hạn khi trẻ muốn một điều gì đó, bạn không nên đáp ứng ngay mà hãy đặt câu hỏi cho con, đợi trẻ vài giây và nhìn vào mắt của con để con hiểu là con cần phải trả lời. Tuy trẻ sẽ không biết cách trả lời và im lặng nhưng sẽ dần hình thành khả năng đối đáp khi được hỏi.

Với những âm thanh và cử chỉ của trẻ tự kỷ chậm nói, cha mẹ cần theo dõi và phản hồi để con hiểu cần có sự giao tiếp. Ngoài ra, bạn hãy dùng những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để trẻ bắt chước, nên giao tiếp với con mỗi ngày để tăng khả năng phản xạ với ngôn ngữ.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-5
Cha mẹ cần tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể giao tiếp, ngay cả khi trẻ không nói. Ảnh: sưu tầm

Tập trung vào cử chỉ

Sự phát triển của ngôn ngữ được dựa trên nền tảng chính là cử chỉ và giao tiếp bằng ánh mắt. Do đó khi dạy con bị tự kỷ nói chuyện, cha mẹ hãy thực hiện cách giao tiếp bằng cử chỉ và khuyến khích trẻ làm theo, ví dụ nói “có” sẽ gật đầu và “không” sẽ lắc đầu. Cha mẹ nên ngồi đối diện con và giao tiếp thông qua ánh mắt để trẻ nhìn được hành động của bạn và lắng nghe lời bạn nói.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-6
Khi dạy con bị tự kỷ nói chuyện, cha mẹ hãy thực hiện cách giao tiếp bằng cử chỉ và khuyến khích trẻ làm theo. Ảnh: sưu tầm

Bắt chước hành động của con

Để kích thích trẻ tự kỷ chậm nói tương tác nhiều hơn và dễ bắt chước, người thân hãy bắt chước âm thanh và hành động của trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý là chỉ nói và hành động lại những từ ngữ và hành vi đúng, tích cực, không thực hiện lại điều sai. Nếu trẻ làm sai hoặc nói sai, bạn hãy nhắc lại từ ngữ đúng hay hành động đúng để trẻ bắt chước lại.

Dạy trẻ tự kỷ chậm nói bằng cách nói về những thứ trẻ quan tâm

Trẻ tự kỷ cũng có những sở thích và sự quan tâm đối với một điều gì đó cụ thể. Do đó, cha mẹ hãy tận dụng đặc điểm này, tập trung vào điều trẻ thích và tăng cường giao tiếp, hỏi chuyện con về chủ đề đó để trẻ bắt âm. Ban đầu có thể trẻ sẽ thờ ơ và không quan tâm đến những điều bạn nói nhưng hãy kiên trì dành thời gian trò chuyện cùng con để trẻ có thể cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm của cha mẹ.

Cho trẻ chơi các món đồ chơi theo ứng dụng

Mỗi một món đồ chơi sẽ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ cũng như phù hợp với kỹ năng mà trẻ học được. Cha mẹ hãy sử dụng các món đồ chơi đúng theo mục đích của chúng để trẻ chơi thành thạo và hình thành được các phản xạ vận động linh hoạt. Sau đó, bạn hãy cho trẻ chơi các món đồ chơi khác nhau để giúp giai đoạn chơi của trẻ chuyển sang mức cao hơn. Trong quá trình chơi, hãy hỏi trẻ những câu hỏi liên quan đến đồ chơi, giải thích cũng như vui đùa cùng bé để tăng sự gắn kết.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-7
Cha mẹ hãy sử dụng các món đồ chơi đúng theo mục đích của chúng để trẻ chơi thành thạo và hình thành được các phản xạ vận động linh hoạt. Ảnh: sưu tầm

Đọc truyện cho con nghe

Trẻ tự kỷ chậm nói có thể không thể hiểu được những câu có cấu trúc dài và nghĩa bóng của hình ảnh, sự việc trong truyện. Tuy nhiên việc đọc truyện và diễn tả lại bằng cử chỉ sẽ giúp trẻ có thể học tập. Cha mẹ cũng nên lựa chọn các loại sách truyện có hình ảnh được thiết kế minh họa giúp trẻ có thể chạm vào, dạy con chỉ vào tranh và gọi tên các đồ vật có trong truyện tranh. Ngoài ra, các bộ truyện kèm âm thanh như khi chạm vào sẽ phát ra tiếng nói gọi tên các đồ vật cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình học nói của trẻ tự kỷ.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-8
Cha mẹ nên lựa chọn các loại sách truyện có hình ảnh được thiết kế minh họa giúp trẻ có thể chạm vào, dạy con chỉ vào tranh và gọi tên các đồ vật có trong truyện tranh. Ảnh: sưu tầm

Kiên trì với trẻ

Trẻ tự kỷ rất ghét việc giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh, đặc biệt là người lạ. Kể cả với người thân, khi bạn hỏi trẻ điều gì đó, trẻ cũng không đáp lại ngay mà sẽ suy nghĩ liệu có nên đáp lại hay không. Do đó, để dạy trẻ tự kỷ chậm nói, việc kiên trì là vô cùng quan trọng. Bạn hãy nhìn vào mắt trẻ và chờ đợi câu trả lời của con, theo dõi phản ứng của con để kịp thời hỗ trợ cho bé trả lời, bé sẽ hiểu được sức mạnh của việc giao tiếp.

tre-tu-ky-cham-noi-tiep-thi-gia-dinh-9
Trẻ tự kỷ rất ghét việc giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh, đặc biệt là người lạ. Ảnh: sưu tầm

Đơn giản hóa từ ngữ

Khi nói với trẻ tự kỷ, bạn hãy ưu tiên sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất có thể, nhất là từ đơn. Sau một thời gian mới giao tiếp và dạy con cụm từ ngắn gồm 3 chữ trở lên.

Trẻ tự kỷ chậm nói rất khó để phát hiện trong những năm đầu đời, tuy nhiên không phải là không có các biểu hiện khác. Do đó, cha mẹ hãy luôn theo dõi và quan sát con, nếu có dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và kịp thời có các phương pháp để nuôi dạy trẻ đặc biệt, tạo điều kiện để con lớn lên như các bạn đồng trang lứa.

Bài viết này thuộc series Trẻ tự kỷ

Xem thêm
Cùng chuyên mục