Trốn đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể bị phạt tới 6 tỷ đồng
Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi Điều 216 Bộ luật Hình sự, siết chặt xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khối tài sản khổng lồ của Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi vướng vào lùm xùm kẹo rau củ Kera
Hành trình 15 năm từ thợ máy đam mê mùi xăng xe đến CEO chuỗi garage ô tô Thành Phát Auto
Phát ngôn 'sợ khán giả quay lưng' của Hoa hậu Thùy Tiên bất ngờ gây sốt trở lại
Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi Điều 216 Bộ luật Hình sự, siết chặt xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động. Mức phạt tiền và hình phạt tù dự kiến sẽ tăng mạnh so với quy định hiện hành.
Cụ thể, cá nhân trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên, đã từng bị xử phạt hành chính và tái phạm có thể bị phạt tiền từ 100–400 triệu đồng, hoặc phạt tù đến 1 năm. Trường hợp nghiêm trọng hơn – như trốn đóng trên 600 triệu đồng, hoặc với từ 50 người lao động trở lên – mức phạt tiền có thể lên đến 1 tỷ đồng và phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 2 tỷ đồng hoặc cho từ 200 lao động trở lên, cá nhân có thể bị phạt tiền đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm.
Đối với doanh nghiệp, mức phạt được đề xuất tăng gấp đôi. Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử phạt hành chính từ 2 đến 6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị phạt bổ sung từ 40–200 triệu đồng.
Việc sửa đổi nhằm tăng tính răn đe, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và tăng cường kỷ cương trong thực hiện chính sách an sinh xã hội.