Thứ tư, 12/07/2023, 11:30 (GMT+7)

Trẻ tự kỉ: 10 điểm báo hiệu phụ huynh cần lưu ý

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Trẻ tự kỉ thường có những dấu hiệu như thiếu tập trung, chậm nói, kém giao tiếp xã hội,.. Phụ huynh cần lưu ý để có những phương pháp can thiệp kịp thời.

Tự kỉ (hay rối loạn phổ tự kỉ) là một tổ hợp những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Người tự kỉ có thể gặp nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác.

dau-hieu-tre-tu-ki (1)
Người tự kỉ có thể gặp nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp (Ảnh: Đình Vương)

Chứng tự kỉ sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh có thể lưu ý đến 10 dấu hiệu giúp nhận biết sớm trẻ tự kỉ ở dưới đây!

(1). Không biết sử dụng trí tưởng tượng để chơi khi 15 -18 tháng tuổi (Ví dụ như chơi cùng gấu bông, búp bê,..)

(2). Không biết sử dụng ngón trỏ để chỉ vào vật mà mình quan tâm hoặc không nhìn theo hướng người lớn chỉ, thường dắt tay người lớn.

(3). Không quan tâm tới các trò chơi chung cùng bạn bè mà chỉ thích chơi riêng một mình, cách chơi đồ chơi khác với tính năng vốn có và thường chi gắn bó với số ít món đồ nhất định. 

(4). Có hành vi, cảm xúc thái quá như la hét ở nơi công cộng, thích nhìn vô định hoặc nhìn chằm chằm vào các vật đang quay, lắc lư nghiêng người liên tục. Một số trẻ tự kỉ có hành vi tự kích thích bản thân như: vẩy tay liên tục, cầm hoặc vẩy món đồ nhỏ; có thể tăng động (chạy nhảy nhiều, không biết mệt, hoạt động cơ thể liên tục) hoặc ù lì (lười vận động, không hứng thú tham gia các hoạt động cần sự vận động).

(5). Gặp nhiều vấn đề về giác quan như sợ tiếng ồn từ máy khoan, máy xay sinh tố; thích đập đầu vào cửa, tường; luôn muốn nhai, cắn hoặc sờ mó, xé/vò một thứ gì đó; nhạy cảm với việc cắt tóc; ghét tắm rửa hoặc bị động chạm vào cơ thể; thích những ánh sáng nhấp nháy,..

(6). Chậm hoặc thiếu ngôn ngữ, hạn chế về khả năng nhìn, khó khăn trong việc nghe hiểu ngôn ngữ và mệnh lệnh; không chú ý và khó hiểu được những cảm xúc của người khác; không biết cách khởi đầu tương tác xã hội với bạn bè khi chơi. Trường hợp khi trẻ đã biết nói, có thể không duy trì được động lực trong giao tiếp.

(7). Vụng về trong vận động, lạ thường trong cách giữ thăng bằng, vận động tinh cho nhiều khiếm khuyết, động tác phối hợp kém, đi nhón gót, khiếm khuyết cảm nhận chiều sâu.

(8). Rập khuôn trong cách chơi và lối sống, không chấp nhận sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt hoặc ghét những điều mới lạ bằng cách phản ứng dữ dội.

(9). Có nhiều hành vi gây tổn hại bản thân hoặc tổn hại người khác như tự cắn mình, tự tập đầu vào tường, gào thét, cấu xước bản thân và người khác khi tức giận, không nhận biết được mối nguy hiểm xung quanh như bếp nóng, ô tô đang đi, không sợ độ cao, ổ điện,..

(10). Kén chọn, khó khăn hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định, đặc biệt khó ăn rau và củ quả; rối loạn giấc ngủ, có thể không ngủ trong nhiều đêm, thường thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại ngay sau đó.

Bài viết này thuộc series Trẻ tự kỷ

Xem thêm
Cùng chuyên mục