Giá vàng hôm nay 21/8: Thế giới – trong nước bật tăng đồng loạt
Bảng giá vàng hôm nay 21/8 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay trong nước
Giá vàng hôm nay, mở cửa đầu giờ sáng 21/8 tại thị trường trong nước, vàng 9999 được DOJI niêm yết ở mức 79,0 triệu đồng/lượng mua vào và 81,0 triệu đồng/lượng bán ra. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 80,0 - 81,0 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trong khi đó, giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 79,0 - 81,0 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 79,0 - 81,0 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 20/8, vàng 9999 được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 79.000.000 đồng/lượng – 81.000.000 đồng/lượng.
Doji Hà Nội: 79.000.000 đồng/lượng – 81.000.000 đồng/lượng.
SJC TP.HCM: 79.000.000 đồng/lượng – 81.000.000 đồng/lượng.
Doji TP.HCM: 79.000.000 đồng/lượng – 81.000.000 đồng/lượng.
SJC Đà Nẵng: 79.000.000 đồng/lượng – 81.000.000 đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay thế giới
Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới, theo trang tin tài chính Kitco, ghi nhận lúc 5h ngày 21/8 (theo giờ Việt Nam) giao ngay ở mức 2.513,97 USD/ounce. Giá vàng hôm nay tăng 9,86 USD so với giá vàng ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 74,634 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 4,366 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục tăng kỷ lục, trên mức kỷ lục 2.500 USD, nhờ đồng Đô la yếu hơn và niềm tin ngày càng tăng của các nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Theo đó, chỉ số Đô la (.DXY) giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu chuẩn kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm.
Aakash Doshi, Giám đốc hàng hóa Bắc Mỹ tại Citi Research cho rằng, động lực chính thúc đẩy giá vàng tăng là nhu cầu đầu tư tài chính, đặc biệt là khi hoạt động mua các quỹ hoán đổi danh mục được cải thiện và kỳ vọng về chu kỳ nới lỏng của Fed sẽ bắt đầu vào tháng 9 tăng. Doshi dự báo, giá vàng có thể đạt 2.600 USD/ounce vào cuối năm 2024 và 3.000 USD/ounce vào giữa năm 2025.
Theo Công cụ FedWatch của CME, thị trường đang định giá khoảng 71,5% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9. Thị trường hiện tập trung sự chú ý vào biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 của Fed vào thứ Tư và bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào cuối tuần để biết thêm thông tin về việc cắt giảm lãi suất, theo Thương Trường.
Trong khi đó, chiến lược gia thị trường Joseph Cavatoni của Hội đồng Vàng Thế giới cho rằng, bất ổn địa chính trị, sự gia tăng trong mối quan tâm đầu cơ và dòng vốn quỹ hoán đổi danh mục toàn cầu đáng kể đang tiếp tục thúc đẩy xu hướng tăng giá của vàng.