Bổ sung quyền lợi cho người lao động đóng BHXH tự nguyện từ ngày 1/7/2025
Người lao động đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện theo Luật BHXH 2024 sẽ có 4 chế độ BHXH mà những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng, và người tham gia được lựa chọn 1 trong nhiều phương thức đóng sao cho phù hợp với chính mình.
Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi liên quan đến các chế độ BHXH, trong đó bao gồm cả quy định về thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện, theo Tạp chí Luật sư.
Bổ sung thêm nhiều quyền lợi khi đóng BHXH tự nguyện từ ngày 1/7/2025
Theo quy định hiện hành, Luật BHXH 2014 quy định BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Từ ngày 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, sẽ có 4 chế độ BHXH mà những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng, bao gồm:
- Trợ cấp thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Như vậy, Luật BHXH 2024 đã bổ sung thêm 2 chế độ mới là trợ cấp thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện.
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện từ ngày 1/7/2025
Cụ thể tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH (sửa đổi) quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
Cán bộ, công chức, viên chức đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng BHXH bắt buộc trong thời gian này.
Đóng BHXH tự nguyện theo Luật BHXH 2024 được chọn một trong nhiều phương thức
Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH 2024 quy định, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Cùng với đó, Điều 7 Luật BHXH 2024 quy định mức tham chiếu là mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH quy định trong Luật BHXH 2024. Mức tham chiếu này do Chính phủ quyết định.
Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH.
Hiện nay, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo nông thôn, và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, Điều 104 của Luật mới cũng quy định mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện, được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, theo quy định chuyển tiếp tại khoản 13 Điều 141 Luật BHXH 2024, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở, thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ, thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
Người lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện theo quy định, hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển KT-XH, khả năng ngân sách Nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau
- Hàng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần.
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định.
- Đóng một lần cho thời gian đóng BHXH còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu, với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định.
Thời hạn đóng BHXH tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau
- Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng; trong 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần.
- Trong 4 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần.
- Trong 7 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện tối đa từ ngày 1/7/2024
Hiện nay, mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện tối đa từ ngày 1/7/2024 căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì mức đóng BHXH tự nguyện được quy định như sau:
Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, theo đó, lương cơ sở là 2,34 triệu đồng (áp dụng từ ngày 01/7/2024).
Như vậy, mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện tối đa từ ngày 1/7/2024 là 46,8 triệu đồng.
- 'Không có chuyện cấm, dừng quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người tham gia từ 1/7/2025'
- Ba cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy khi đi khám chữa bệnh
- Quy định thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần từ tháng 7/2025, người lao động nên cập nhật để hưởng quyền lợi
- Coi chừng mất tiền vì nhầm lẫn quảng cáo tầm soát đột quỵ rầm rộ
- Bật mí những món chay tốt cho bà bầu, đảm bảo mẹ khỏe, con phát triển tốt
- Mất ngay 260 triệu đồng vì gia nhập 'hệ thống phân phối Gum' với giấc mơ lãi khủng
- Lịch thi đấu hôm nay 26/7 và rạng sáng ngày 27/7 chi tiết nhất
- 2 vợ chồng mắc cùng một loại ung thư, bác sĩ nói nguyên nhân vì một thói quen ăn uống mà nhiều người mắc phải
- Mách bạn 1001 kiểu phối đồ ngày mưa gió để luôn mặc đẹp giữa muôn kiểu thời tiết