Thứ hai, 20/01/2025, 06:12 (GMT+7)

Cúng ông Công ông Táo 2025 vào ngày nào, giờ nào có thể giúp mang lại may mắn về cho gia đình? 

Lễ cúng ông Công ông Táo là nghi thức truyền thống quan trọng của người Việt. Việc chọn thời điểm thích hợp để thực hiện nghi lễ không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang ý nghĩa cầu mong may mắn, bình an và tài lộc cho cả gia đình.

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2025

Việc cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp là một phong tục truyền thống của người Việt, thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần bảo vệ bếp núc và gia đình. 

Vì vậy, ngày 23 tháng Chạp được xem là ngày quan trọng để thực hiện lễ cúng tiễn ông Công ông Táo.

Theo năm Dương lịch 2025, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ Tư (22/1 Dương lịch). Tuy nhiên, bạn không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (11-13h) ngày 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, nếu sắp xếp được thời gian thì các gia đình nên làm Lễ cúng vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Bởi, theo truyền thống, ngày này được xem là ngày Táo Quân "về trời" để báo cáo với Ngọc Hoàng về công việc gia đình.

huong-dan-cung-ong-cong-ong-tao-0

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, cần cúng ông Công ông Táo xong mới được phép bao sái và rút tỉa chân nhang.

Để lựa chọn thời gian cúng ông Công ông Táo và bao sái ban thờ, mọi người có thể tham khảo lựa chọn khung giờ vàng từng ngày hợp theo từng con giáp dưới đây:

- Ngày 21 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.

- Ngày 22 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 23 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 24 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.

- Ngày 25 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 26 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 27 âm ngày Ất Mùi là ngày Địa xung của tháng Đinh Sửu - tháng 12 âm năm nay nên không thể tiến hành làm các nghi lễ tâm linh quan trọng.

- Ngày 28 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50 chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Để cúng ông Táo ngày 23, sau khi đã chuẩn bị các lễ vật, bạn thắp 3 nén hương (hoặc 5, 7, 9 nén tùy ý, nhưng nhìn chung là số lẻ), sau đó, bạn vái ba vái và khấn bài cúng. Sau khi hương tàn 2/3 thì bạn xin phép hạ lễ hóa vàng. Sở dĩ cần đợi hương tàn hết 2/3 là bởi có quan niệm cho rằng nếu hương còn thì hóa vàng mới giúp các ông Táo nhận được.

Khi thực hiện bao sái bàn thờ, di dời đồ đạc cần có văn khấn để xin phép các chư vị thần linh. Nếu như không có văn khấn, tự ý động chạm, lau dọn đồ đạc sẽ bị coi là mạo phạm, kinh động đến các chư vị thần linh.

Muốn thực hiện bao sái bàn thờ, di dời đồ đạc cần có văn khấn để xin phép các chư vị thần linh. Sau đó, mọi người mới tiến hành bao sái ban thờ.

Lễ vật dâng cúng ông Công ông Táo

mam-co-12-17368974607371966252339-1737023400420-1737023400532549920788

Lễ vật cúng ông Công ông Táo tuy không cầu kỳ nhưng cần được chuẩn bị chu đáo và thành tâm. Các vật phẩm truyền thống thường bao gồm:

Bộ mũ ông Công ông Táo: Thường có ba chiếc hoặc ba bộ, tượng trưng cho ba vị Táo quân. Hai chiếc mũ có cánh chuồn dành cho Táo nam, một chiếc không có cánh chuồn dành cho Táo nữ. Một số gia đình đơn giản hóa, chỉ cúng một bộ mũ có cánh chuồn để tượng trưng.

Cá chép: Phương tiện đưa Táo quân về trời, có thể dùng cá chép giấy hoặc cá chép sống (phổ biến ở miền Bắc). Cá chép sống thường được thả vào nước với ý nghĩa "cá chép hóa rồng".

Tiền vàng: Tượng trưng cho sự giàu có và sung túc.

Áo bằng giấy: Trang phục cho các vị Táo, màu sắc thay đổi theo ngũ hành của năm. Năm 2025 (Ất Tỵ, hành Hỏa), nên chọn đồ lễ màu đỏ.

Trầu cau, trái cây, hoa tươi.

Rượu trắng, trà, gạo-muối (mỗi thứ một đĩa nhỏ).

Bên cạnh các lễ vật chính, mâm cỗ cũng đóng vai trò quan trọng trong lễ cúng. Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình có thể chọn mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay.

Mâm cỗ mặn sẽ bao gồm các món truyền thống như gà luộc, giò, nem rán, xôi, và các món ăn dân dã khác. Mâm cỗ mặn thể hiện sự thịnh soạn và lòng thành kính của gia đình đối với các vị thần linh.

Đối với những gia đình theo phong cách sống thanh tịnh, mâm cỗ chay có thể thay thế như một sự lựa chọn khác. Các món chay thường bao gồm nem rán chay, nấm xào, rau củ quả... Mâm cơm chay thể hiện sự giản dị, thanh thoát nhưng không kém phần trang trọng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Cùng chuyên mục