Cách làm mứt tắc đơn giản không bị đắng cho dịp Tết
(Tiepthigiadinh) - Mứt tắc màu cam đỏ tượng trưng cho màu may mắn, chua ngọt đủ vị chính là một loại mứt nên có trong nhà bạn dịp Tết năm nay. Cùng Tiếp thị và gia đình nắm chắc bí quyết để có được mứt tắc thơm ngon không bị đắng này nhé.
Công dụng của mứt tắc (mứt quất).
Mứt tắc luôn là một phần hương vị của ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam. Vị mứt tắc thơm thơm, cay cay, ngọt ngào đánh thức vị giác. Không chỉ ngon, mứt tắc còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Khả năng chữa ho, giảm đau, giảm ngứa rát cổ họng, tiêu đờm.
- Làm ấm người trong những ngày tiết trời se lạnh
- Trái quất rất giàu chất pectin, là chất sợi hòa tan, có tác dụng ngoại hấp cholesterol trong máu, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Các hoạt chất trong trái quất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, nhuận trường, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích hệ thần kinh trung ương, an thần, hạ huyết áp, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư…
- Đặc biệt, mứt tắc còn có công dụng giải rượu.
Cách làm mứt tắc
Cách 1. Cách làm mứt tắc đơn giản không bị đắng.
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tắc chọn quả chín, mỏng vỏ: 1kg
- Đường phèn: 300gr
- Một ít đường cát để ướp
- Một ít muối
- Một ít gừng cắt sợi
Bước 2. Sơ chế nguyên liệu:
- Tắc mua về bạn ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch vài lần với nước.
- Bạn cắt bỏ cành sau đó cắt 5 - 8 đường đối xứng quanh quả tắc như tạo hình cánh hoa, bạn ấn dẹt 2 đầu quả tắc lại cho ra nước và hạt.
- Lưu ý: Bạn giữ lại 2 nước cốt tắc này nhé.
Bước 3: Trụng sơ qua tắc:
- Đun nồi nước sôi, cho muối vào, nấu khoảng 5 phút.
- Sau đó sẽ tắt bếp, đậy vung khoảng 5 phút nữa.
- Vớt tắc ra và để vào nước đá, sau đó bóp nhẹ một lần nữa rồi để ráo.
Bước 4. Ướp tắc:
- Tiếp theo mình sẽ ướp tắc với đường. Cứ 1 lớp tắc chúng ta sẽ áo lên 1 lớp đường và ngâm trong vòng 4 tiếng.
- Bạn muốn ăn mứt chua hơn thì thêm nước cốt tắc nhé!
- Lưu ý là không nên cho quá nhiều đường, mứt tắc sẽ quá ngọt không còn độ chua nữa và mứt sẽ bị mềm quá mức không ngon. Cũng không nên cho quá ít nếu không muốn món mứt quá chua.
- Để mứt tắc đẹp không bị đứt hoặc rách cánh, khi cho hỗn hợp đường vào bạn không cần phải trộn đều, mà để đường tự tan dần.
Bước 5. Sên mứt tắc:
- Chắt phần nước đường đã tan chảy trong lúc ngâm vào chảo, sau đó cho thêm 300gr đường phèn cho cả gừng băm nhỏ vào đun lửa to tới khi sôi, giảm lửa nhỏ vừa.
- Cho tắc vào và sên. Khi thấy gần cạn, chúng ta sẽ cho thêm 1 ít nước tắc vào
- Thao tác sên này dễ lắm, chỉ cần sên cho tới khi nào tắc của chúng ta chuyển màu là được.
- Sau đó bạn lấy mứt tắc ra xếp đều trên đĩa, cho thêm ít mè trắng rang cho mứt tắc thêm đẹp hơn.
Bước 6. Sấy mứt tắc:
- Bạn có thể cho vào lò vi sóng set nhiệt độ 60 độ sấy trong 30 phút để mứt được khô hơn.
- Bạn cũng có thể mang đĩa mứt tắc ra phơi khô dưới nắng (khoảng 2 ngày mứt sẽ khô), hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh (mứt sẽ khô sau 1 ngày).
Bước 7. Thành phẩm:
Mứt tắc sau khi sên xong nếu không ăn hết nên bảo quản ở trong túi hoặc lọ kín để mứt được bảo đảm chất lượng.
Cách 2. Cách làm mứt tắc với nước vôi trong.
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:
- Quả tắc: 2kg
- Đường trắng: 800g
- Phèn chua: 5g
- Nước vôi trong
- Gừng thái sợi
- Muối
Bước 2. Sơ chế nguyên liệu:
- Tắc mua về bạn ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch vài lần với nước.
- Bạn cắt bỏ cành sau đó cắt 5 - 8 đường đối xứng quanh quả tắc như tạo hình cánh hoa, bạn ấn dẹt 2 đầu quả tắc lại cho ra nước và hạt.
- Lưu ý: Bạn giữ lại 2 nước cốt tắc này nhé.
Bước 3. Ngâm tắc:
- Để ngâm tắc, bạn nên chuẩn bị nước vôi trong trước đó 1 ngày. Hòa tan nước vôi trong với nước, đợi phần vôi lắng xuống, ta gạn lấy phần nước vôi trong.
- Tiếp theo bạn cho quả tắc vào ngâm trong nước vôi trong khoảng 3 tiếng. Sau đó vớt ra rửa sạch nước vôi, để ráo.
- Chuẩn bị một nồi nước lớn, cho đường phèn vào nồi và đun sôi
- Cho quả tắc vào trụng sơ khoảnh 30 giây, vớt ra và rửa qua nước sạch một lần nữa
Bước 4. Ướp mứt tắc:
- Tiếp theo mình sẽ ướp tắc với đường. Cứ 1 lớp tắc chúng ta sẽ áo lên 1 lớp đường và ngâm trong vòng 4 tiếng.
- Bạn muốn ăn mứt chua hơn thì thêm nước cốt tắc nhé!
- Lưu ý là không nên cho quá nhiều đường, mứt tắc sẽ quá ngọt không còn độ chua nữa và mứt sẽ bị mềm quá mức không ngon. Cũng không nên cho quá ít nếu không muốn món mứt quá chua.
- Để mứt tắc đẹp không bị đứt hoặc rách cánh, khi cho hỗn hợp đường vào bạn không cần phải trộn quá nhiều, mà để đường tự tan dần.
Bước 5. Sên mứt tắc:
- Chắt phần nước đường đã tan chảy trong lúc ngâm vào chảo, sau đó cho thêm 300gr đường phèn cho cả gừng băm nhỏ vào đun lửa to tới khi sôi, giảm lửa nhỏ vừa.
- Cho tắc vào và sên. Khi thấy gần cạn, chúng ta sẽ cho thêm 1 ít nước tắc vào ( có thể cho thêm một ít mật ong nghe)
- Thao tác sên này dễ lắm, chỉ cần sên cho tới khi nào tắc của chúng ta chuyển màu là được.
- Sau đó bạn lấy mứt tắc ra xếp đều trên đĩa, cho thêm ít mè trắng rang cho mứt tắc thêm đẹp hơn.
Bước 6. Sấy mứt tắc:
- Bạn có thể cho vào lò vi sóng set nhiệt độ 60 độ sấy trong 30 phút để mứt được khô hơn.
- Bạn cũng có thể mang đĩa mứt tắc ra phơi khô dưới nắng (khoảng 2 ngày mứt sẽ khô), hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh (mứt sẽ khô sau 1 ngày).
Bước 7. Thành phẩm:
Mứt khi làm xong có màu vàng óng đẹp mắt, vị ngọt của đường, có một chút đắng nhẹ nhàng và vị chua chua thanh thanh.
Cách 3. Cách làm mứt tắc mật ong.
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tắc/quất: 1kg
- Gừng: 1 củ nhỏ thái sợi
- Đường phèn: 700g
- Mật ong: 25g
Bước 2. Sơ chế nguyên liệu:
- Tắc mua về bạn ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch vài lần với nước.
- Bạn cắt bỏ cành sau đó cắt 5 - 8 đường đối xứng quanh quả tắc như tạo hình cánh hoa, bạn ấn dẹt 2 đầu quả tắc lại cho ra nước và hạt.
- Lưu ý: Bạn giữ lại 2 nước cốt tắc này nhé.
Bước 3: Trụng sơ qua tắc:
- Đun nồi nước sôi, cho muối vào, nấu khoảng 5 phút.
- Sau đó sẽ tắt bếp, đậy vung khoảng 5 phút nữa.
- Vớt tắc ra và để vào nước đá, sau đó bóp nhẹ một lần nữa rồi để ráo.
Bước 4. Ướp tắc:
- Tiếp theo mình sẽ ướp tắc với đường. Cứ 1 lớp tắc chúng ta sẽ áo lên 1 lớp đường và ngâm trong vòng 4 tiếng.
- Bạn muốn ăn mứt chua hơn thì thêm nước cốt tắc nhé!
- Lưu ý là không nên cho quá nhiều đường, mứt tắc sẽ quá ngọt không còn độ chua nữa và mứt sẽ bị mềm quá mức không ngon. Cũng không nên cho quá ít nếu không muốn món mứt quá chua.
- Để mứt tắc đẹp không bị đứt hoặc rách cánh, khi cho hỗn hợp đường vào bạn không cần phải trộn đều, mà để đường tự tan dần.
Bước 5: Sên mứt
- Cho hỗn hợp đường và tắc vào chảo đun lửa vừa.
- Đến khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa, cho mật ong vào nồi sên cùng mứt
- Lật mặt quả tắc thường xuyên để tránh bị cháy.
- Khi nước gần cạn thì tắt bếp và vớt ra để nguội.
Bước 6. Sấy mứt tắc:
- Cho mứt vào lò sấy hoặc nồi chiên không dầu sấy 10 phút đến khi khô đường là hoàn thành
- Bạn cũng có thể đem mứt phơi nắng, lưu ý nên có lớp vải mỏng bên trên để mứt không bị bám bụi.
Bước 7. Thành phẩm:
Mứt tắc mật ong là loại mứt hấp dẫn đáng để thử trong dịp Tết này.
Mẹo nhỏ để mứt tắc ngon
1. Cách chọn tắc để làm mứt.
- Tắc chính là nguyên liệu chính trong quá trình làm mứt tắc. Để có thể chọn mua được những trái tắc ngon, bạn nên lựa những trái tắc đã chín và già
- Khi lựa tắc, bạn chọn những trái căng tròn, mộng nước, trái to đều nhau; không nên chọn những trái tắc có dính chất lạ hoặc có những vết đốm trắng; không nên chọn những trái có da quá sần sùi.
- Nếu bạn muốn làm mứt tắc xanh thì nên chọn quả có vỏ màu xanh đậm từ một bên và nhạt dần về bên còn lại. Còn nếu muốn làm tắc vàng thì chọn trái có màu vàng cam đều khắp trái.
2. Cách sơ chế tắc.
- Tắc để làm mứt nên được rửa sạch và làm đủ các bước để giảm vị đắng nhưng vẫn giữ được vị chua nguyên bản của tắc.
- Bạn nên cắt tắc thành 5-8 cạnh đối xứng nhau, vừa để tạo hình cho mứt tắc, vừa giúp bạn vắt sạch nước tắc và hạt.
Cách bảo quản mứt tắc.
- Mứt tắc sau khi làm xong nên được sấy hoặc phơi khô để mứt không bị chảy nước.
- Tuyệt đối không cho mứt còn nóng vào hũ khiến cho mứt bị hỏng.
- Để bảo quản mứt, bạn nên cho vào lọ thủy tinh hoặc túi kín, bảo quản mứt trong tủ lạnh sẽ lâu hơn đó nha.
Bạn có thể tham khảo thêm cách làm mứt gừng dẻo, mứt cà rốt tại đây. Chúc các bạn thành công!