Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 27/11/2023, 07:13 (GMT+7)

Mách mẹ bầu 9 cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất và hiệu quả

Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất nào hiệu quả cho mẹ sau sinh là câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi tình trạng tắc tia sữa là một trong những vấn đề nan giải nhất sau sinh. Dưới đây là một số kiến thức cần thiết và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả, nhanh chóng dành cho cặp vợ chồng.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực, việc này khiến bé bú cũng như hút sữa để tích sữa bình thường gặp nhiều khó khăn. Tắc sữa không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không kịp thời can thiệp, sữa tắc lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm, áp xe hoại tử vú.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-1
Tắc tia sữa

Nguyên nhân gây tắc tia sữa?

Tắc tia sữa là chỉ tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng trong bầu ngực do ống dẫn sữa bị bít tắc khiến bé gặp khó khăn khi bú, đồng thời cũng khiến cho việc hút sữa của mẹ trở nên khó khăn, đau đớn.

Mặc dù tắc tia sữa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mẹ có thể mắc các bệnh như viêm tuyến vú, áp xe vú, hình thành các dải xơ ở vú hoặc u xơ tuyến vú.

Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa ở mẹ đang cho con bú, bao gồm:

  • Mới sinh con: Một số trường hợp sau khi sinh, sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng không thể chảy ra ngoài cho bé bú, sữa bị ứ đọng khiến bầu ngực căng cứng, có thể bị sốt nhẹ.

  • Sữa mẹ dư thừa: Đa phần nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn dư thừa trong bầu ngực do bé không bú hết hoặc mẹ không hút phần sữa thừa khi bé bú no ra ngoài. Gây ra tình trạng ứ đọng gây bít tắc ống dẫn sữa.

  • Cho bé bú không đúng: Khi bé bú không đúng cách sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ được sản xuất ra khiến sữa bị đọng lại trong bầu ngực, đây cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-2
Bé bú không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa
  • Bé không bú mẹ thường xuyên: Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không vắt hết sữa ra ngoài trong vòng 24h cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa.

  • Ngực chịu áp lực: Mặc áo ngực quá chật, bó sát  hoặc nằm sấp khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của tuyến vú.

  • Căng thẳng, stress: Khi người mẹ bị căng thẳng, cơ thể sẽ chậm sản xuất oxytocin, một loại hormone kích thích ngực tăng tiết sữa. Vì vậy, mẹ cần duy trì tinh thần thoải mái.

Các triệu chứng khi tắc tia sữa

Các triệu chứng khi tắc tia sữa xảy ra khi các ống dẫn sữa trong bầu ngực bị tắc hoặc có hệ thống thoát sữa kém. Mẹ có thể gặp phải trường hợp này khi bị căng thẳng, bé bỏ bú hay bú không hết lượng sữa được tiết ra.

Nếu bạn bị tắc ống dẫn sữa, điều đầu tiên bạn có thể nhận thấy là một cục u nhỏ, cứng ở vú, gần da. Khối u có thể đau hoặc mềm khi chạm vào và khu vực xung quanh khối u có thể cảm thấy ấm hoặc đỏ. Sau khi cho con bú, cảm giác khó chịu có thể giảm đi nhanh chóng.

Trong một số trường hợp, tắc tia sữa có thể gây ra một chấm trắng nhỏ ở đầu ống dẫn sữa trên núm vú. Mẹ cũng có thể nhận thấy rằng sữa trông đặc hơn.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-3
Triệu chứng tắc tia sữa

9+ cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất

Đối với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ và không quá nghiêm trọng, dưới đây là 9 cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất mà mẹ có thể thực hiện:

Chườm nóng bầu ngực

Chườm nóng cũng là một cách chữa tắc tia sữa hiệu quả đã được nhiều mẹ áp dụng. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn xô nhúng nước ấm để đắp lên ngực, hoặc đổ đầy nước ấm vào một chai thủy tinh và lăn nó lên bầu ngực. Lưu ý, chỉ dùng nước âm ấm để tránh bị bỏng.

Ngoài hai phương pháp trên, bạn cũng có thể tắm nước ấm, đặc biệt là tắm vòi hoa sen và xả trực tiếp vào ngực cũng đem lại hiệu quả không kém. Trong khi tắm, nhẹ nhàng xoa bóp ngực để tăng sự hiệu quả.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-4
CHườm nóng bầu ngực để cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Thay đổi tư thế cho con bú

Khi cho con bú, mẹ cần thay đổi các tư thế khác nhau, vì ở các tư thế khác nhau, bé tác động đến các tia sữa khác nhau. Bạn càng thay đổi nhiều vị trí, bạn càng tạo ra nhiều lực hút thông tia sữa.

Massage bầu ngực

Một trong những cách chữa tắc tia sữa hiệu quả là dùng tay massage bầu ngực. Động tác xoa bóp không cần quá mạnh, chỉ cần xoa bóp vùng bị tắc một cách nhẹ nhàng và đều tay. Mẹ massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú. Bạn có thể dùng 5 ngón tay chụm về quanh quầng núm, hoặc xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực bằng 2 lòng bàn tay.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-5
Massage bầu ngực để cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Tránh gây áp lực lên ngực

Mẹ nên mặc áo ngực thoải mái hoặc hạn chế mặc áo ngực để giúp bầu ngực thông thoáng, giúp sữa tiết ra và lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh nằm sấp khi ngủ hoặc tập những môn thể thao tác động trực tiếp lên ngực.

Hút sữa sau khi con bú no

Sau khi trẻ bú no, mẹ nên vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa để vắt sữa thừa ra ngoài nhằm đảm bảo không còn sữa thừa, ứ đọng trong bầu ngực. Khi sử dụng máy hút sữa, mẹ nên bật chế độ massage vài phút trước khi chuyển sang chế độ vắt.

Uống nhiều nước hơn

Mẹ nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày tức là nhiều hơn nhu cầu so với người bình thường để thanh lọc cơ thể và tạo sữa cho bé. Vì sữa mẹ chủ yếu là nước nên nếu mẹ bị thiếu nước sẽ không thể tiết đủ sữa cho con. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước ấm để kích thích tiết sữa dễ dàng hơn.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-6
Uống nhiều nước để cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Chế độ ăn uống khoa học

Cũng giống như khi mang thai, sau khi sinh và cho con bú, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, toàn diện để đảm bảo cung cấp đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu, đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thông qua sữa mẹ. Đặc biệt tinh bột, sắt, nước… là những chất tuyệt đối không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mẹ đang cho con bú.

Nghỉ ngơi hợp lý

Chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là những người mới làm mẹ sẽ khá tất bật, khó có thời gian để nghỉ ngơi, nhưng điều đó này lại vô cùng quan trọng. Sau khi sinh, người mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sức khỏe, đồng thời giữ tâm trạng thoải mái, tạo nguồn sữa dồi dào. Vì vậy, khi bé ngủ mẹ hãy tranh thủ chợp mắt. Đồng thời nhờ chồng hoặc người thân giúp chăm bé để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-7
Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện nguồn sữa

Sử dụng cao dán

Sử dụng cao dán cũng là một phương pháp được nhiều mẹ áp dụng để chữa tắc tia sữa. Các miếng cao dán thường được bào chế từ thảo dược nên rất an toàn. Chúng có tác dụng làm tan các cục sữa bị vón để khơi thông dòng chảy của sữa.

Những lưu ý khi chữa tắc tia sữa ở nhà

Dưới đây là một số lưu ý khi chữa tắc tia sữa tại nhà, cụ thể:

  • Không phải phương pháp nào ở trên cũng hiệu quả với tất cả các mẹ, và còn tùy vào cơ địa mỗi người.

  • Ngay từ khi có dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên thực hiện các phương pháp được kể bên trên càng sớm càng tốt và kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả nhanh nhất.

  • Nếu trong quá trình thực hiện các phương pháp trên, mẹ bầu có một số dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, khó chịu… thì phải dừng lại ngay.

  • Nếu sau khi thực hiện những phương pháp trên mà tình trạng tắc tia sữa của mẹ không được cải thiện, thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn thì mẹ cần dừng lại và đến ngay cơ sở y tế để nhờ bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

cach-chua-tac-tia-sua-nhanh-nhat-8
Mẹ nên tới gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường

Hi vọng những cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm cha mẹ. Mong rằng các mẹ lựa chọn được cho mình phương pháp phù hợp để tắc tia sữa không còn là nỗi lo trên hành trình chăm sóc sức khỏe bé yêu.

Cùng chuyên mục