Thứ ba, 25/02/2025
logo
Tiêu điểm

Đề xuất quy định nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo 'phóng đại' sữa phát triển chiều cao

PV Thứ ba, 25/02/2025, 15:38 (GMT+7)

Bộ Y tế đề xuất quy định thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung mà không được ghi khuyến cáo sức khỏe, tác dụng, tránh tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, điều trị xương khớp...

Quảng cáo trên phim truyền hình rất 'khéo', nhận diện và quản lý thế nào cho phù hợp?

Bỏ đề xuất liên quan đến hoạt động quảng cáo của KOL/KOC, đại biểu nêu rõ lý do

Thông tin mới nhất về quy định đăng ký công bố, xác nhận quảng cáo thực phẩm, doanh nghiệp cần biết

Bộ Y tế cho biết đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Theo Bộ Y tế, Nghị định số 15/2018 hiện chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, "dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon…

Nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo đối với các sản phẩm này, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại Thông tư số 43/2014 của Bộ Y tế) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.

thumb-91-1531
Bộ Y tế đề xuất quy định nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo 'phóng đại' sữa phát triển chiều cao. 

Theo đó, thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.

Cơ quan soạn thảo cho biết định nghĩa khái niệm này được dựa trên cơ sở tham khảo định nghĩa của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, nhóm thực phẩm bổ sung có định nghĩa giống với định nghĩa của thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam.

Cũng theo Bộ Y tế, trong bối cảnh thị trường thực phẩm phát triển mạnh về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên ứng dụng thương mại điện tử và nền tảng thương mại, cần tăng cường hậu kiểm, kiểm soát toàn diện hơn chất lượng thực phẩm.

Do đó, Bộ Y tế đề xuất quy định chỉ cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm được phép đứng tên trong hồ sơ công bố. Trường hợp không phải 2 chủ thể trên thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải có giấy ủy quyền của 2 chủ thể trên. Điều này được nhìn nhận là phù hợp thông lệ quản lý đối với lĩnh vực đăng ký thuốc và công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Hiện Bộ Y tế đã hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), đã được Bộ Tư pháp thẩm định và Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến các thành viên Chính phủ.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục