Thứ ba, 08/04/2025
logo
Tư vấn tiêu dùng

Biểu hiện về thần kinh do thiếu hụt vitamin B12, hướng dẫn cách bổ sung giúp não bộ hoạt động minh mẫn

Pha Lê Thứ ba, 08/04/2025, 05:50 (GMT+7)

Vitamin B12, một dưỡng chất thiết yếu thuộc nhóm vitamin B, đóng vai trò then chốt trong nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Từ việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình tạo máu, đến việc đảm bảo chức năng não bộ hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất vitamin B12, vì vậy thông qua ăn uống hàng ngày để bổ sung là điều quan trọng.

Dưỡng da sáng tối với Vitamin C và Vitamin A

Loại quả quen thuộc, giá rẻ, giàu vitamin C hơn cả ổi, giúp giải độc thận hiệu quả, đi chợ thấy nhất định phải mua ngay

Ổi ngon, giàu vitamin C nhưng đại kỵ với những người này, tuyệt đối không ăn kẻo gây hại cho cơ thể

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá vitamin B12 có trong thực phẩm nào, giúp bạn dễ dàng xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

 Vitamin B12 và sức khỏe

Vitamin B12 không chỉ là một dưỡng chất thông thường, mà còn là một “nhân tố” quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh học phức tạp trong cơ thể.

Duy trì chức năng thần kinh: Vitamin B12 giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, đảm bảo quá trình truyền dẫn tín hiệu diễn ra suôn sẻ. Vitamin B12 bị thiếu hụt có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh ví dụ như tê bì chân tay, suy giảm trí nhớ, và thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hỗ trợ tạo máu: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu nguyên bào khổng lồ, một tình trạng khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt do thiếu hồng cầu.

Vitamin B12 giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, đảm bảo quá trình truyền dẫn tín hiệu diễn ra suôn sẻ.

Đảm bảo chức năng não bộ: Vitamin B12 giúp duy trì chức năng não bộ khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.

Hỗ trợ quá trình chuyển hóa: Vitamin B12 tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo, giúp cơ thể tạo ra năng lượng.

Sự cần thiết của Vitamin B12 đối với hệ thần kinh

Vitamin B12 hay còn gọi là Cobalamin được hấp thu vào cơ thể nhờ sự trợ giúp của yếu tố nội tại glycoprotein – một protein do tế bào thành của niêm mạc dạ dày tiết ra cùng với vitamin B12, cho phép các chất dinh dưỡng hấp thụ qua đoạn cuối ruột non (hồi tràng).

Sau khi được hấp thụ vào trong cơ thể, vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, axit béo và myelin.

Myelin bao bọc quanh các sợi thần kinh, làm tăng tốc độ giao tiếp điện giữa các tế bào thần kinh. Đây là yếu tố quan trọng cho thấy tầm quan trọng của vitamin B12 đối với hệ thần kinh.

Như vậy vitamin B12 có vai trò rất quan trọng đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh, não bộ. Đồng thời chúng cũng tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu (các tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi khắp cơ thể, đặc biệt là não bộ chiếm khoảng 20%-25% tổng lượng oxy được cung cấp cho toàn cơ thể). Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp tạo và điều chỉnh DNA.

Như vậy vitamin B12 có vai trò rất quan trọng đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh, não bộ.

Việc bổ sung vitamin B12 đối với hệ thần kinh là rất cần thiết. Theo viện Y tế Quốc gia Mỹ (NHI) khuyến cáo: thanh thiếu niên và người lớn trên 14 tuổi, nên tiêu thụ 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Còn phụ nữ đang mang thai nên tiêu thụ 2,6 mcg mỗi ngày, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần đảm bảo tiêu thụ 2,8 mcg mỗi ngày.

Các biểu hiện về thần kinh do thiếu hụt vitamin B12

Khi thiếu vitamin B12 ở mức nhẹ, có thể gây các triệu chứng như: trầm cảm, lú lẫn, mệt mỏi, trí nhớ kém. Tuy nhiên các triệu chứng không đủ đặc hiệu để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin B12, trường hợp này các bác sĩ có thể kê thêm vitamin B12 cho bạn, nếu được bổ sung cơ thể sẽ dần ổn định trở lại.

Thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây táo bón, chán ăn, sụt cân.

Đặc biệt, nếu thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng người bệnh sẽ gặp các thay đổi rõ rệt hơn về thần kinh như: tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Có thể bị yếu cơ và giảm phản xạ, khiến việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn. Thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng dễ gây tổn thương thần kinh và não vĩnh viễn, gây ra một số bệnh lý như rối loạn tâm thần, hưng cảm và sa sút trí tuệ với một số biểu hiện đó là: trầm cảm, hoang tưởng, mê sảng, mất trí nhớ, tiểu không kiểm soát, mất vị giác và khứu giác,…

Trẻ nhỏ cũng có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Cụ thể là nếu trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin B12, bé thường có các biểu hiện bất thường như run mặt, khó bú, gặp các vấn đề về phản xạ, kích thích và các vấn đề về tăng trưởng nếu không được phát hiện và bổ sung kịp thời.

Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 cũng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Như vậy, bổ sung vitamin B12 đối với hệ thần kinh và cho các bộ phận khác là việc làm rất quan trọng.

Vitamin B12 có trong thực phẩm nào?

Duy trì lượng vitamin B12 đầy đủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định, hỗ trợ sản xuất DNA và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng vitamin B12 cần thiết mỗi ngày, hãy ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất sau đây vào chế độ ăn uống của bạn.

Nguồn động vật: Thực phẩm giàu vitamin B12 tự nhiên

Vitamin B12 được cung cấp nhiều nhất ở nguồn động vật. Đặc biệt, gan bò được xem là “siêu thực phẩm” trong nhóm này, chỉ cần một khẩu phần nhỏ đã đáp ứng phần lớn nhu cầu hàng ngày. Thịt bò, đặc biệt là phần nạc, cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Thịt gà tuy chứa ít hơn nhưng vẫn góp phần bổ sung vitamin B12 cho cơ thể.

Nếu bạn thích các sản phẩm từ sữa, thì sữa, sữa chua và pho mát là những lựa chọn tiện lợi, vừa dễ tiếp cận vừa giúp tăng cường lượng vitamin B12 hàng ngày. Ngoài ra, trứng, đặc biệt là lòng đỏ, cũng là một nguồn cung cấp đáng kể, lý tưởng để bổ sung vào bữa sáng.

Hải sản: Lựa chọn ngon miệng và giàu dinh dưỡng

Nếu bạn yêu thích hải sản, có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời giúp bổ sung vitamin B12 một cách tự nhiên. Cá hồi không chỉ giàu vitamin B12 mà còn chứa omega-3, rất tốt cho tim mạch và não bộ. Cá ngừ, dù tươi hay đóng hộp, cũng là một lựa chọn phổ biến và tiện lợi.

Ngoài ra, nghêu, sò và hến là những nguồn vitamin B12 cực kỳ phong phú nhưng thường bị bỏ qua. Những loại hải sản có vỏ này có thể cung cấp một lượng vitamin B12 đáng kể trong một khẩu phần nhỏ.

Vitamin B12 được cung cấp nhiều nhất ở nguồn động vật.

Nguồn thực phẩm chay: Bổ sung vitamin B12 cho người ăn thuần chay

Với những ai theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay, việc hấp thụ đủ vitamin B12 có thể là một thách thức, nhưng vẫn có nhiều giải pháp thay thế. Một số thực phẩm đã được tăng cường vitamin B12, bao gồm ngũ cốc ăn sáng, sữa thực vật (như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch). Khi lựa chọn các sản phẩm này, hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng để đảm bảo chúng có chứa vitamin B12 với hàm lượng đáng kể.

Men dinh dưỡng cũng là một lựa chọn tuyệt vời, vừa bổ sung vitamin B12 vừa giúp món ăn thêm hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại men dinh dưỡng đều chứa vitamin B12, vì vậy hãy kiểm tra kỹ trước khi mua.

Lưu ý đặc biệt về sự hấp thụ vitamin B12

Mặc dù có nhiều nguồn thực phẩm chứa vitamin B12, nhưng một số người có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ do các tình trạng như viêm teo dạ dày, thiếu máu ác tính hoặc rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin này.

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng: Để đảm bảo cơ thể nhận đủ vitamin B12, hãy duy trì một chế độ ăn đa dạng, bao gồm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp vitamin B12 mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục