Bầu ăn mía được không? Những lợi ích của mía dành cho bà bầu
Bầu ăn mía được không? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm và thắc mắc. Vì không phải thực phẩm dinh dưỡng nào cũng tốt cho mẹ bầu. Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình sẽ giải đáp cho mẹ bầu về vấn đề bầu ăn mía được không? Hãy theo dõi bài viết này nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong cây mía
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn mía được không, chúng ta cùng đi tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong mía. Trong một khẩu phần khoảng 28 gam mía có chứa:
-
Năng lượng: 113,43 calo.
-
Chất đạm: 0,2 gam.
-
Chất béo: 0,66 gam.
-
Cacbohidrat: 25,4 gam.
Ngoài ra, việc sử dụng mía còn có thể cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: Sắt, magie, vitamin B1, riboflavin.
Bầu ăn mía được không?
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, hàm lượng đường cao trong mía không quá nguy hiểm đối với mẹ bầu bị tiểu đường, đồng thời có thể giúp ổn định lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Bởi đường mía tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp, sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng nồng độ glucose máu khi tiêu thụ ở mức vừa phải.
Những lợi ích của mía dành cho bà bầu
Mía rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, bởi trong thành phần của mía có chứa nhiều loại vi chất dinh dưỡng như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, kali… Vì vậy, mía được coi là một loại thực phẩm cung cấp năng lượng và dưỡng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Dưới đây là một số lợi ích của mía đối với bà bầu:
Giảm tình trạng ốm nghén
Mẹ bầu thường bị ốm nghén trong ba tháng đầu thai kỳ. Nhưng mẹ bầu không phải lo lắng nữa, vì mía có thể cải thiện tình trạng này. Bạn có thể cắt mía thành từng khúc nhỏ, nhai lấy nước, hoặc lấy một ít nước mía pha với một chút nước gừng, chia thành từng phần nhỏ và uống nhiều lần trong ngày, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Cung cấp lượng khoáng chất và vitamin cần thiết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thân cây mía có chứa protein, chất béo, tinh bột, các loại khoáng chất, vitamin, khoảng 30 loại axit hữu cơ và các loại đường chiếm khoảng 70%. Vì vậy, đường mía không chỉ có vị ngọt dễ chịu, hợp khẩu vị của mọi người mà còn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là đối với phụ nữ mang thai.
Giảm tình trạng táo bón
Khi mang thai, nhiều khi mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu do bị táo bón, khó tiêu. Nước mía sẽ là giải pháp tuyệt vời cho tình trạng này. Vì nước mía có chứa kali nên có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước mía chứa các chất chống oxy hóa giúp củng cố hàng rào miễn dịch của cơ thể. Do đó, uống nước mía giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các chất độc hại và ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh, nhiễm trùng, đau họng... Hệ miễn dịch hoạt động tốt không chỉ giúp bảo vệ mẹ bầu mà còn có lợi cho sức khỏe của thai nhi.
Chữa cảm cúm cho bà bầu
Trong mía có chứa một lượng chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa các bệnh do một số loại virus gây ra, đặc biệt là bệnh cúm ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ bầu bị sốt không nên uống thuốc ngay mà có thể ăn mía hoặc uống nước mía để giải cảm cúm an toàn.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn mía
Ngoài việc ăn mía đúng cách, bà bầu cần lưu ý một số điều sau khi ăn mía để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi:
-
Nên chọn mía có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ngộ độc.
-
Uống nước mía phải đảm bảo vệ sinh. Nếu nước mía mua bên ngoài không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến mẹ bị tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi. Các chuyên gia cũng khuyên bà bầu nên ăn mía thay nước vì nó đảm bảo vệ sinh hơn.
-
Tuyệt đối không được ăn mía đã bị đổi màu, có đốm đỏ,… hoặc có dấu hiệu bị hư, thối vì mía lúc này sẽ mang theo độc tố thần kinh axit 3-nitropropionic, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
-
Không nên ăn đường mía đã để quá lâu vì có thể biến chất và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu.
-
Chỉ chuẩn bị mía để ăn trong ngày, không bảo quản nước mía trong tủ lạnh, hạn chế ăn đường mía ướp lạnh để tránh bị đau răng, lạnh bụng. Bà bầu không nên uống nước mía quá lạnh vì dễ gây viêm họng, cảm cúm, nước mía lạnh có thể gây co bóp tử cung và dẫn đến hiện tượng động thai.
-
Tránh ăn mía khi bà bầu bị tiêu chảy vì đường mía có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
-
Phụ nữ mang thai đang có dấu hiệu tăng cân nhanh hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn mía.
-
Bà bầu khi uống thuốc không được ăn mía, uống nước mía vì nước mía sẽ không hấp thụ được các thành phần của thuốc, làm mất tác dụng của thuốc.
-
Mẹ nghén kỵ đồ ngọt thì không nên uống nước mía vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng buồn nôn, khó tiêu.
Một số câu hỏi thường gặp khi bà bầu ăn mía
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của bà bầu khi ăn mía, cụ thể:
Trong 3 tháng đầu mẹ bầu có nên ăn mía không?
Nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên ăn mía hay uống nước mía khi mang thai 3 tháng đầu hay không? Tuy nhiên, nếu sử dụng nước mía hợp lý thì sẽ rất an toàn cho cả thai kỳ.
Khác với nước dừa, mẹ bầu phải kiêng uống trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chuyên gia cho biết bà bầu có thể bắt đầu bổ sung nước mía từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Nước mía có nhiều tác dụng tốt và an toàn trong suốt thai kỳ nếu dùng đúng liều lượng, đúng cách.
-
3 tháng đầu thai kỳ: Mẹ uống 150ml nước mía mỗi ngày, ngày 2-3 lần có tác dụng giảm ốm nghén rất tốt.
-
3 tháng giữa thai kỳ: Mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía vì trong mía chứa nhiều đường khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ chỉ uống nước mía 2-3 lần/tuần và tránh uống quá nhiều.
-
3 tháng cuối thai kỳ: Đây là thời điểm quan trọng thai nhi cần dưỡng chất để phát triển. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của bé, mẹ nên uống 200ml/ngày nước mía, chia làm 2 lần/ngày.
Bà bầu thường xuyên ăn mía có tốt không?
Mẹ bầu không nên ăn mía thường xuyên và uống quá nhiều nước mía, bởi lượng đường nhiều sẽ khiến bà bầu dễ tăng cân không kiểm soát và mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bà bầu chỉ được bổ sung tối đa 1 cốc nước mía 400ml mỗi ngày.
Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về bầu ăn mía được không. Mía là thực phẩm tự nhiên dễ mua, bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho cơ thể mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Hi vọng với những kiến thức trên, các bậc làm cha mẹ đã có câu trả lời cho việc bà bầu ăn mía có tốt không. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!