3 đồ uống gây hại cho não mà nhiều người sử dụng hàng ngày
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã chỉ ra 3 loại đồ uống làm tăng nguy cơ mất trí nhớ tới 39%.
Đại học Giessen ở Đức đã tiến hành nghiên cứu tác động của các dạng tiêu thụ đường khác nhau đối với nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đồ uống chứa một lượng lớn đường tự do có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Các loại đồ uống có mức độ ảnh hưởng đáng kể nhất bao gồm đồ uống vị trái cây, đồ uống sữa có hương vị và đồ uống có ga.
Thực phẩm chứa nhiều đường, dù là chứa đường tự nhiên đã được chứng minh là không tốt cho sức khỏe và có liên quan đến chứng mất trí nhớ ở mức độ thấp. Nghiêm trọng hơn là các loại đường tự do được thêm vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm. Minh chứng rõ ràng nhất là nước ép trái cây nguyên chất chứa lượng đường tự nhiên lớn nên cũng có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ nhưng tác động tương đối nhỏ.
Khi phân tích chế độ ăn uống của 186.622 người ở Biobank (ngân hàng sinh học) Vương quốc Anh trong độ tuổi từ 37-73 trong tối đa 10 năm, các nhà khoa học từ Đại học Giessen đã tìm ra 1498 trường hợp bị mất trí nhớ. Họ nhận định rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường tự do và đường tự nhiên có liên quan đáng kể đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Cụ thể, nếu uống một lượng đồ uống sữa có hương vị mỗi ngày, bạn có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tăng 39% trong 10 năm. Uống một lon nước ngọt đầy đủ chất béo sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ lên 21%.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh các con số trên với việc ăn thực phẩm có đường tự do hoặc đường tự nhiên ở dạng rắn nhưng kết quả cho thấy đồ ăn dạng rắn không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào với chứng mất trí nhớ. Điều này cho thấy, việc hấp thu đường ở dạng lỏng còn tệ hơn nhiều so với việc ăn đường từ thức ăn đặc hoặc rắn.
Nguyên nhân một phần là do não không ghi nhận lượng calo từ đường lỏng giống như lượng calo từ thức ăn đặc. Uống calo không tạo ra tín hiệu no giống như khi ăn chúng. Tức là bạn sẽ uống nhiều đường lỏng hơn và có nguy cơ tăng cân. Ngoài ra, lượng calo từ đường lỏng có thể làm tăng lượng đường trong máu và kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn thế giới có khoảng 55 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ. Số ca mắc bệnh tăng nhanh với tốc độ 10 triệu người mắc mới mỗi năm, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Do đó, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống vẫn là cách phòng ngừa tốt nhất. WHO khuyến cáo người dân chỉ nên tiêu thụ lượng đường tự do ít hơn 10% tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
- Điều gì xảy ra nếu bạn uống một ly đồ uống có đường mỗi ngày?
- Trẻ em uống nhiều thứ nước này có nguy cơ nghiện rượu cao khi trưởng thành
- 4 loại rau giàu đạm không kém thịt cá
- Hạt dẻ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?
- Vỏ kiwi có ăn được không? Ăn kiwi thế nào để tốt cho sức khỏe?
- Thực hiện ngay 7 bài tập giúp xóa nếp nhăn và ngăn lão hóa hiệu quả
- Hà Nội bước vào đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?
- Cảnh báo 5 điều dễ gây đột tử cần lưu ý trong tiết trời lạnh