Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 22/05/2024, 16:10 (GMT+7)

12 kỹ thuật quảng cáo giúp tăng chuyển đổi, bứt phá vượt trội trong năm 2024

Áp dụng đúng các kỹ thuật quảng cáo không chỉ giúp truyền tải thông điệp mạnh mẽ mà còn tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu nhanh chóng.

Dưới đây là tổng hợp 12 kỹ thuật quảng cáo được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đề xuất mà bạn có thể tham khảo.

1. Tâm lý màu sắc

Các màu màu sắc được lựa chọn trong quảng cáo không hề ngẫu nhiên, bởi sắc thái mà chúng mang lại có thể ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận thông điệp. 

ktqc 1
Màu sắc được sử dụng trong quảng cáo có thể ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận thông điệp (Ảnh: Sưu tầm)

Màu sắc thường được sử dụng đầy chủ ý đối với thiết kế nền, hình ảnh sản phẩm, kiểu chữ… Lấy ví dụ: nếu là sản phẩm chăm sóc cơ thể, người ta thường chọn các sắc thái dịu mát như xanh dương, tím lavender… Hay đối với thông điệp có tính răn đe, cảnh báo thì màu được chọn rất dễ là đỏ rực, vàng đậm…

2. Thành phần

Thành phần là kỹ thuật quảng cáo đề cập đến cách những yếu tố như văn bản, hình ảnh… được định vị trong đó. Đây là cách nhà thiết kế sắp xếp chúng dựa trên chiến lược hướng sự chú ý của người xem đến các phần chính của thông điệp.

Nếu quảng cáo có một bố cục tốt, nó dễ dàng hướng mắt nhìn từ dòng tiêu đề đến hình ảnh sản phẩm và cuối cùng là lời kêu gọi hành động. Đặc biệt, đường nét hay hình dạng có thể được ứng dụng để thu hút sự chú ý.

3. Quy tắc 1/3 

Quy tắc 1/3 được nhiều nhà thiết kế sử dụng nhằm tạo ra những sản phẩm quảng cáo cân bằng và hấp dẫn về mặt thị giác. Quy tắc này chia bố cục thành 6 phần bằng nhau, tạo ra 2 hàng và 3 cột. Giao điểm của chúng là nơi lý tưởng dành cho các chi tiết thiết kế và thương hiệu, vid như logo hay 1 dòng tiêu đề.

ktqc 2
Quy tắc 1/3 tạo sự cân bằng và hấp dẫn về mặt thị giác (Ảnh: Sưu tầm)

4. Tiêu điểm

Một điểm nhấn ấn tượng là nền tảng tạo nên một quảng cáo đáng nhớ. Đây là phần trung tâm thu hút sự chú ý và đóng vai trò then chốt trong truyền tải thông điệp của quảng cáo.

Để khiến tiêu điểm trở nên nổi bật hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách như: lấy nét chọn lọc và làm mờ hậu cảnh; phơi sáng làm nổi bật đối tượng; sử dụng quy tắc 1/3…

5. Quảng cáo khuyến mại

Đây là một kỹ thuật quảng cáo liên quan đến việc phân phối sản phẩm miễn phí cho người dùng, thường được áp dụng ở triển lãm thương mại, sự kiện hay cả trong các chiến dịch quảng cáo lớn…

Bằng cách để khách hàng trải nghiệm trực tiếp sản phẩm có thể khuyến khích họ mua hàng và ủng hộ thương hiệu vào những lần khác.

6. Đường dẫn trực quan

Đường dẫn trực quan là phương pháp hướng ánh nhìn của người xem đến tất cả các yếu tố và nội dung quảng cáo theo trình tự định trước. Lấy ví dụ dễ hiểu, trong một đoạn quảng cáo xe máy, người xem đầu tiên sẽ hướng ánh mắt vào thiết kế bên ngoài, sau đó nhìn vào nội thất và các chi tiết phụ và cuối cùng sẽ nhìn vào bảng giá khuyến mãi. 

Có 2 loại đường dẫn trực quan cổ điển gồm Z và F. Mắt nhìn sẽ di chuyển tựa như hướng đi nét bút của các chữ này khi viết lên giấy. Khi áp dụng đúng cách, đường dẫn trực quan có thể đảm bảo người xem không bỏ lỡ các nội dung thiết yếu của bạn.

ktqc 3
Đường dẫn trực quan cổ điển Z và F (Ảnh: Sưu tầm)

7. Bố cục kiểu chữ

Tại sao người ta phải dành thời gian để lựa chọn kiểu chữ? Không chỉ đơn giản chỉ để truyền tải thông điệp, nó là sự kết hợp đầy tính nghệ thuật, tạo chiều sâu và sự hấp dẫn cho nội dung.

Bạn có thể tìm hiểu một số phông chữ phù hợp với thông điệp, hình ảnh mà mình muốn truyền tải. Lưu ý rằng, cũng đừng lạm dụng nó sẽ gây  sự phân tâm không mong muốn. 

8. Sự lặp lại

Sự lặp lại là một trong những kỹ thuật quảng cáo cổ điển nhưng luôn mang đến hiệu quả nhất định. Phương pháp này đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đi sâu vào trí nhớ của người xem.

Bạn có thể kết hợp kỹ thuật này trên nhiều phương tiện truyền thông từ phát sóng truyền hình, in tờ rơi, đặt bảng biển, quảng cáo social… Tuy nhiên, hãy thận trọng bởi việc lặp lại quá nhiều dễ khiến người xem cảm thấy mệt mỏi hay thậm chí là ghét bỏ.

9. Hậu trường

Phương pháp tiếp cận hậu trường cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp và thương hiệu. Chiến lược này có thể được ứng dụng bằng cách giới thiệu quy trình sản xuất một sản phẩm hay giới thiệu về đội ngũ sáng tạo đằng sau công ty… Đây không chỉ là kể một câu chuyện đơn thuần mà còn tạo sự kết nối, củng cố sự tin tưởng trong lòng khách hàng.

10. Kỹ thuật nhìn thẳng

Kỹ thuật nhìn thẳng mang ý nghĩa trực tiếp và dễ khiến người xem cảm nhận được nhiều cảm xúc khác nhau dựa trên bối cảnh của quảng cáo.

Hãy tưởng tượng, bạn đang lướt qua một tòa trung tâm thương mại và bất ngờ xuất hiện một quảng cáo nổi bật khiến bạn bị thu hút. Ánh nhìn trực tiếp đầy mãnh liệt của người mẫu sẽ tiếp tục khiến bạn phải dừng lại và nhìn lần thứ hai. Đây chính là tác động của một cái nhìn trực tiếp.

ktqc 4
Kỹ thuật nhìn thẳng có thể trực tiếp tạo ấn tượng với người nhìn (Ảnh: Sưu tầm)

11. Kỹ thuật quan điểm

Wanderlust Outdoors đã sử dụng kỹ thuật POV để quảng bá thiết bị ngoài trời của mình. Bằng cách định vị người xem trong hành động, nó tạo nên một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người xem vào phong cách sống mà sản phẩm của họ quảng bá.

Kỹ thuật quan điểm (POV) cho phép người xem đồng hành nhanh với tư cách là nhân vật chính trong quảng cáo.

12. Thực tế tăng cường

Thực tế tăng cường (AR) là sự kết hợp giữa thế giới thực và thế giới kỹ thuật số để tạo nên trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn. 

Áp dụng thực tế tăng cường trong quảng cáo có thể giúp thương hiệu tạo nên nhiều khác biệt độc đáo so với đối thủ. Đồng thời, nhanh chóng thu hút khách hàng bằng trải nghiệm mua sắm sáng tạo và hiệu quả.

Cùng chuyên mục