Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 28/08/2023, 15:04 (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè là hiện tượng thường thấy ở trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên khi bé có những triệu chứng như vậy có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý. Trong bài viết này sẽ cung cấp thêm kiến thức giúp cha mẹ có thể xử lý hiệu quả khi bé bị những triệu chứng trên.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Có những nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè, trong bài viết này hãy cùng với tạp chí Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu chi tiết hơn.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-1
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Trào ngược dạ dày thực quản

Theo thống kê có khoảng đến 50% số lượng trẻ sơ sinh gặp hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, ở trẻ sơ sinh cơ vòng tâm vị giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu nên dễ xảy ra tình tràng bị “rò rỉ” thực quản khiến trẻ bị ọc sữa và thở khò khè.

Trẻ bị dị ứng hoặc viêm đường hô hấp

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu, nên khi thời tiết thay đổi dẫn đến trẻ dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp.

Triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp là tình trạng tăng tiết dịch nhầy đờm khiến cho bé hô hấp khó khăn và thở khò khè. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho niêm mạc họng của bé bị tổn thường và xảy ra tình trạng bé bị ọc sữa và nôn trớ.

Bé bị ọc sữa và thở khò khè có nguy hiểm không?

Còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý và thể trạng của bé để nhận định khi bé ọc sữa và thở khò khè có nguy hiểm hay không.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè là hiện tượng thường xảy ra trong những năm đầu đời của trẻ. Chính vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng này khi bé vẫn ngủ ngoan, tăng cân, vui vẻ và phát triển bình thường. Nhưng ngược lại, nếu bé thường xuyên nôn mửa, quấy khóc ảnh hưởng đến việc ăn uống sinh hoạt thì cha mẹ hãy đưa bé đến bệnh biện để được hỗ trợ điều trị phù hợp.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-2
Bé bị ọc sữa và thở khò khè có nguy hiểm không?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè là bình thường

Thường thì, hiện tượng ọc sữa sinh lý là việc sữa kết hợp với nước bọt tạo thành dòng chảy nhẹ nhàng từ miệng của bé, thường xảy ra đột ngột mà thậm chí bé có thể không phản ứng với tình trạng này.

Ở trẻ sơ sinh, tần suất ọc sữa sinh lý thường là khoảng một đến hai lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ một ít sữa nhỏ. Đáng chú ý là bé thường không gặp khó chịu khi ọc sữa trong tình trạng này.

Theo sự hướng dẫn của các bác sĩ, hiện tượng ọc sữa sinh lý thường sẽ tự giảm khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện, thường sau khi bé đạt khoảng 12 tháng tuổi.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Triệu chứng ọc sữa cho thấy rằng hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Trong khi đó, việc bé thở khò khè lại ám chỉ tới tình trạng không ổn của hệ hô hấp. Dù ban đầu có vẻ như ọc sữa và khò khè không liên quan gì đến nhau, nhưng thực tế, chúng tác động lẫn nhau theo cả hai hướng, cùng tăng cường hoặc giảm thiểu. Vì vậy, khi thấy bé đang gặp vấn đề ọc sữa và thở khò khè, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp bé phục hồi nhanh chóng:

Vệ sinh mũi cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với trẻ nhỏ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ. Điều này giúp bảo vệ đường hô hấp của trẻ khỏi các tác nhân gây hại mà còn làm loãng dung dịch nhầy giúp cho trẻ dễ thở và hạn chế được tình trạng ọc sữa.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-3
Vệ sinh mũi cho trẻ

Cho bé bú đúng tư thế

Việc mẹ cần lưa chọn cho bé tư thế bú là yếu tố quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ, chọn tự thế cho bé bú đúng sẽ giúp bé không hít không khí quá nhiều, từ đó có thể giảm thiểu được tình trạng ọc sữa và nôn trớ.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-4

Khi mẹ cho bé bú, nên bế bé sao cho phần thân cao hơn một chút. Đồng thời, đồng thời với tư thế này trẻ sơ sinh sẽ dễ bú hơn, dễ nuốt sữa và không bị ngạt khí thừa.

Khi mẹ cho bé bú bình, không nên cầm nghiêng bình sữa quá nhiều. Đồng thời mẹ nên lựa chọn núm vú có kích cỡ phù hợp không quá lớn cũng không quá nhỏ, khiến bé nuốt phải bọt khí.

Vỗ ợ hơi cho bé sau bú

Nếu trẻ bị ọc sữa và thở khò khè, mẹ hãy thực hiện cách vỗ ợ hơi sau khi bú cho bé. Cách làm này giúp đẩy không khí dư thừa trong dạ dày của trẻ ra ngoài từ đó đó mang lại cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ bú no.

Đặt bé nằm ngửa khi ngủ

Tư thế ngủ của bé là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng nhưng xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa và thở khò khè. Vậy nên cha mẹ nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ bị ọc sữa, thở khò khè, đồng thời chống được chứng đột tử ở trẻ nhỏ.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-5
Đặt bé nằm ngửa khi ngủ

Hạn chế hoạt động của trẻ sau khi trẻ bú xong

Thường thì, hiện tượng ọc sữa sinh lý là việc sữa kết hợp với nước bọt tạo thành dòng chảy nhẹ nhàng từ miệng của bé, thường xảy ra đột ngột mà thậm chí bé có thể không phản ứng với tình trạng này.

Ở trẻ sơ sinh, tần suất ọc sữa sinh lý thường là khoảng một đến hai lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ một ít sữa nhỏ. Đáng chú ý là bé thường không gặp khó chịu khi ọc sữa trong tình trạng này.

Theo sự hướng dẫn của các bác sĩ, hiện tượng ọc sữa sinh lý thường sẽ tự giảm khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện, thường sau khi bé đạt khoảng 12 tháng tuổi.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ

Thật ra, việc duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng là quan trọng để mẹ cung cấp đủ sữa cho bé. Bổ sung thêm trái cây vào chế độ ăn cũng đóng góp vào việc nuôi dưỡng bé khỏe mạnh. Sữa mẹ giàu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của bé và đồng thời giảm nguy cơ tình trạng ọc sữa cũng như tình trạng vặn mình của bé.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-6

Sử dụng dược liệu thiên nhiên hỗ trợ trẻ bị ọc sữa

Ngoài những cách trên ra thì mẹ có thể sử dụng những dược liệu thiên như tinh dầu tràm để massage giữ ấm cho bé ở lòng bàn chân, lưng và bụng.

Ngoài việc giúp bế giảm thiểu tình trạng bị ọc sữa thì massage bằng tinh dầu tràm còn giúp bé thư giãn và cảm thấy thoải mái.

Có nên cho bú lại khi trẻ bị ọc sữa không?

Nhiều phụ huynh có quan niệm rằng bé khóc sau khi ọc sữa là do đói, vì vậy họ thường cho bé bú ngay lập tức. Tuy nhiên, sau khi bé ọc sữa và nôn ra, hệ tiêu hóa cần thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy, sau khi bé ốm sữa, không nên cho bé bú ngay mà cần chờ từ 30 phút đến 1 tiếng. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên sử dụng nước để làm sạch miệng bé trước khi cho bé tiếp tục bú.

Khi nào trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè thì cần gặp bác sĩ?

Thường thì ở trẻ sơ sinh, tình trạng ọc sữa thường xuất hiện từ 1 đến 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi bé đạt tháng thứ 6 trở lên, tình trạng này thường giảm đi khoảng 60%. Khi bé đến 1 tuổi, tới 90% trẻ sẽ không còn gặp phải vấn đề ọc sữa nữa.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-7
Khi nào trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè thì cần gặp bác sĩ?

Vì vậy, nếu bé còn nhỏ mà gặp tình trạng ọc sữa quá thường xuyên và kéo dài, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Với kiến thức và kinh nghiệm, các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị kịp thời, giúp tránh được những nguy hiểm tiềm ẩn.

Qua bài viết này, Tạp Chí Tiếp Thị và Gia Đình đã chia sẽ những chi tiết nguyên nhân cũng như cách giúp giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi bậc làm cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong hành trình nuôi dưỡng các bé nhà mình.

Cùng chuyên mục