Thứ sáu, 29/11/2024, 06:15 (GMT+7)

Hàng loạt local brand Việt đóng cửa: Làm gì để vực dậy, ‘tái sinh’ thời trang nội địa trước cơn bão khủng hoảng?

Việc các thương hiệu thời trang Catsa, Elpis, Lep’ nói lời chia tay khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối, phản ánh bức tranh đầy thách thức của thị trường nội địa.

Catsa, Elpis, Lep’ – những cái tên quen thuộc trong làng thời trang Việt nay chỉ còn là hồi ức với người tiêu dùng. Sau thời gian kinh doanh không đạt hiệu quả như mong đợi, các local brand Việt này lần lượt tuyên bố đóng cửa. 

Sự sụp đổ của các thương hiệu: Áp lực không chỉ từ bên ngoài

Mới đây, thương hiệu thời trang Lep’ đã kết thúc chặng đường kinh doanh bằng một bài đăng xúc động. Người sáng lập thương hiệu, chị Ngọc Trâm chia sẻ rằng, Lep’ đã có hành trình 8 năm ghi dấu ấn qua những mẫu váy hoa và áo dài đầy nữ tính. Tuy nhiên, đến hiện tại, thương hiệu không còn bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

thtt 1
Lep’ ghi dấu ấn với những mẫu váy hoa và áo dài đầy nữ tính (Ảnh: Sưu tầm)

Tương tự, CATSA - local brand gắn liền với thời trang tối giản cho nam giới cũng tuyên bố đóng 22 cửa hàng sau 13 năm hoạt động. Lý giải cho quyết định này, thương hiệu được cho rằng đã đạt đến ngưỡng phát triển khó bứt phá để cạnh tranh với nhiều đối thủ khác.

Không riêng gì Lep’ hay CATSA, Elpis tiếp tục là một thương hiệu thời trang nổi tiếng của KOL Lucie Nguyễn cũng rời cuộc chơi. Động thái này được lý giải là đến từ định hướng cá nhân của người sáng lập hơn là áp lực của thị trường.

Có thể thấy rằng, những cuộc chia tay trên đã chứng minh cho sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ các thương hiệu quốc tế mà còn từ chính guồng quay sáng tạo trong thời trang.

thtt 2
Những cuộc chia tay của nhiều thương hiệu thời trang Việt (Ảnh: Sưu tầm)

Những thách thức lớn trong ngành thời trang Việt

Sức ép từ thương hiệu thời trang quốc tế và hàng giá rẻ

Zara, H&M, Uniqlo… đã và đang không ngừng mở rộng thị phần tại Việt Nam. Các thương hiệu quốc tế này mang đến sản phẩm thời trang đa dạng với giá cả vô cùng cạnh tranh. 

Song hành với đó, hàng thời trang giá rẻ từ Trung Quốc và Thái Lan cũng len lỏi khắp nơi, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử. Điều này khiến người tiêu dùng có xu hướng so sánh và chọn lựa dựa trên giá trị kinh tế nhiều hơn.

Áp lực đổi mới liên tục

Ngành thời trang luôn vận động nhanh chóng, đòi hỏi sự đổi mới không ngừng. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng đủ nguồn lực để duy trì sự sáng tạo và thích nghi với những thay đổi trong gu thẩm mỹ của khách hàng.

Một ví dụ điển hình là ngay cả Gucci - thương hiệu xa xỉ quốc tế cũng phải chứng kiến carmh doanh số giảm 20% trong quý II/2024. Nguyên nhân chính do hãng không kịp thích nghi với nhu cầu hướng đến sự tối giản và tinh tế của gen Z hiện nay.

thtt 4
Doanh số của Gucci giảm 20% trong quý II/2024 do không kịp thích nghi với nhu cầu thị trường (Ảnh: Sưu tầm)

Chạy theo xu hướng, thiếu bền vững

Sự tập trung vào sản phẩm "ăn liền" dẫn đến chi phí sản xuất cao và nguy cơ tồn kho lớn khi xu hướng qua đi. Bên cạnh đó, việc chạy đua giảm giá qua các kênh cũng khiến nhiều thương hiệu chịu áp lực tài chính, đồng thời làm mất đi giá trị thương hiệu.

Thiếu liên kết với các giá trị xã hội

Khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là gen Z luôn mong đợi thương hiệu thời trang gắn bó với các giá trị xã hội như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… Tuy nhiên, phần lớn local brand tại Việt Nam lại chưa đủ chú trọng vào các yếu tố này, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh.

Thiếu chiến lược mở rộng bền vững

Một số local brand có tham vọng mở rộng nhanh chóng nhưng thiếu kế hoạch dài hạn, dẫn đến chi phí vận hành vượt ngoài kiểm soát. 

Hay việc quá phụ thuộc vào mô hình kinh doanh truyền thống cũng khiến thương hiệu không tận dụng được các công nghệ mới để phân tích thị trường và tối ưu hóa hoạt động.

Giải pháp nào để vực dậy ngành thời trang nội địa?

Đầu tư vào trải nghiệm khách hàng

Các cửa hàng vật lý cần trở thành không gian trải nghiệm thay vì chỉ là nơi giao dịch. Ví dụ, Rue Miche đã kết hợp thời trang cùng nghệ thuật để tạo nên sân chơi sáng tạo cho khách hàng. 

thtt 3
Rue Miche ghi dấu ấn với khu phức hợp mua sắm độc đáo và đa dạng (Ảnh: Sưu tầm)

Các thương hiệu có thể tích hợp công nghệ hiện đại để vừa tăng tính tiện lợi, vừa tạo dấu ấn riêng trên thị trường. Ví dụ như thiết kế thêm ứng dụng di động giúp khách hàng dễ dàng đi chợ “online” và thử đồ trực tuyến thông qua công nghệ AR tân tiến. 

Ngoài ra, các phương tiện quảng bá sáng tạo như TikTok, fashion show cùng các chương trình thực tế cũng cần được khai thác mạnh mẽ.

Tập trung chăm sóc khách hàng và xây dựng cộng đồng trung thành

Dịch vụ hậu mãi, chương trình ưu đãi đặc biệt và giao tiếp gần gũi trên mạng xã hội là chìa khóa giúp tăng cường sự gắn bó của khách hàng. Việt Tiến đã lọt vào Top 10 thương hiệu thời trang Đông Nam Á với trải nghiệm mua sắm tích cực, là minh chứng điển hình cho chiến lược này.

Bên cạnh đó, thương hiệu cần biết xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành thông qua các sự kiện offline. Điều này không chỉ thúc đẩy sự kết nối mà còn gia tăng giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Phát triển thương mại điện tử đa kênh

Xây dựng nền tảng bán hàng trực tuyến mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết hiện nay. Ví dụ, Yody đã tăng trưởng doanh thu nhờ hệ thống thương mại điện tử ổn định kết hợp với các chiến dịch marketing sáng tạo.

Ngoài ra, thương hiệu cũng cần khai thác tiềm năng của các nền tảng xã hội như TikTok Shop, Shopee Live hay LazLive… nơi mà xu hướng mua sắm qua livestream đang ngày càng trở nên phổ biến.

thtt 5
Thương hiệu cần chú trọng xây dựng nền tảng bán hàng trực tuyến mạnh mẽ (Ảnh: Sưu tầm)

Chú trọng tính bền vững và tạo sự khác biệt

Việc chuyển sang sử dụng nguyên vật liệu thân thiện môi trường, như chiến lược của Ninomaxx sẽ thu hút khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu.

Thêm vào đó, thương hiệu cần tạo sự khác biệt bằng cách tập trung vào thị trường ngách. Chẳng hạn như thiết kế thời trang cho trẻ em hoặc các dòng sản phẩm chuyên biệt như đồ thể thao công nghệ cao…

Hợp tác với các nghệ sĩ và nhà sáng tạo nội dung

Để tạo ra dấu ấn và kết nối mạnh mẽ hơn với giới trẻ, thương hiệu có thể hợp tác với các nghệ sĩ, KOLs hoặc những nhà sáng tạo nội dung nổi bật. Chính chiến lược này đã giúp Nike và Adidas giữ vững vị thế tại thị trường toàn cầu đầy cạnh tranh hiện tại.

Cùng chuyên mục