Thứ bảy, 29/07/2023, 07:25 (GMT+7)

Tham vọng biến Twitter thành siêu ứng dụng "X" liệu có rơi vào “vết xe đổ” của Meta trước đó?

Hồng Nhung (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Việc xóa số nền tảng xã hội gắn liền với đại chúng như Twitter để thực hiện tham vọng siêu ứng dụng của Elon Musk đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc liệu “X” có rơi vào “vết xe đổ” của Meta trước đó?

Tham vọng “Wechat phương Tây” 

Với tham vọng biến Twitter trở thành “Wechat phương Tây”, tỷ phú Elon Musk kể từ sau sự kiện đột ngột thay logo với cái tên mới là “X” đã đánh dấu cho bước đi đầu tiên trong hướng đi mới của mình. Theo đó, siêu ứng dụng mà “X” mà tỷ phú nhà Tesla hướng tới là nền tảng tích hợp dịch vụ, cung cấp “tất cả trong một”, từ gọi xe, giao nhận hàng, đồ ăn, đi chợ hộ… đến các giải pháp thanh toán thay vì chỉ để nhắn tin, gọi điện… Đây cũng chính là điều mà cả Google lẫn Facebook đều đã từng cố gắng nhưng thất bại.

z4555587872472_6905d813058ad02c36048b6ad4e36ec3

Quả thực, Elon Musk đang ở trong thế khó và những bước đi của nhà sáng lập Tesla này theo nhận định của giới chuyên gia điều khó đoán. Tuy nhiên Elon Musk không phải Mark Zuckerberg hay Sundar Pichai. Theo nhiều chuyên gia, bước đi mang tính lịch sử của Elon Musk sẽ là một chặng đường chông gai tốn thời gian khi mảng tài chính cần sự tin tưởng rất nhiều từ nhà đầu tư, khách hàng cũng như các cơ quan chức năng do chúng có liên quan đến sự ổn định của nền kinh tế.

“Tôi không nói rằng ông ấy sẽ không làm được nhưng đây là mục tiêu cần tốn thời gian, công sức bởi bạn sẽ phải đảm bảo mình làm đúng mọi thứ để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế đầy khốc liệt hiện nay”, giám đốc Pranav Sood của Airwallex nhận định.

Trên thực tế, việc biến Twitter thành một siêu ứng dụng đã được Elon Musk đề cập đến vào năm 2022 trong quá trình thương thảo mua lại mạng xã hội này.

Quay lại với Wechat, khởi đầu của ứng dụng này cũng đơn thuần chỉ là nền tảng nhắn tin, sau đó cũng phát triển thêm thành mạng xã hội rồi thêm trò chơi trực tuyến và các tính năng thanh toán. Theo đó, người dùng chỉ cần kết nối tài khoản Wechat của mình với tài khoản ngân hàng để thanh toán mọi tiện ích, dịch vụ.

Học tập thành công của Wechat, một siêu ứng dụng ở Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng mỗi ngày. Thành công của Wechat có được lặp lại bởi Elon Musk - người từng có kinh nghiệm mảng tài chính trực tuyến khi chính ông là người sáng lập nên X.com, tiền thân của Paypal sau này hay tiếp tục trượt dài theo “vết xe đổ” của Mark Zuckerberg trước đó?. 

Liệu có rơi vào “vết xe đổ” của Meta?

Việc Elon Musk xóa sổ hoàn toàn ứng dụng Twitter để thực hiện tham vọng siêu ứng dụng với “X” khiến nhiều người nhớ sự kiện tương tự vào năm 2021 khi Mark Zuckerberg quyết định đổi tên Facebook thành Meta để theo đuổi vũ trụ ảo metaverse. Tuy nhiên, chiến lược của Mark Zuckerberg thực chất lại không thành công như kỳ vọng. Chỉ sau một năm, giá trị vốn hóa của công ty giảm tới 70% từ 900 tỷ xuống còn 270 tỷ USD. Bộ phận chuyên về công nghệ thực tế ảo Reality Labs cũng lỗ hàng tỷ USD. Người đứng đầu ứng dụng Meta cũng nhận trách nhiệm cho những gì mình đã làm và cố gắng sửa sai bằng việc theo đuổi mục tiêu mới là AI.

Tương tự, dù mới chỉ ở giai đoạn đầu của hành trình chinh phục tham vọng “siêu ứng dụng”, “Wechat phương Tây” song Twitter đã nhận về vô số phản ứng gay gắt từ người dùng và gây ra tổn thất đáng kể về giá trị thương hiệu với con số được ước tính lên đến 20 tỷ USD. Nhận định về sự kiện đánh dấu bước đi mới của “X”, Giám đốc truyền thông thương hiệu của Siegel & Gale cho biết: “Phải mất hơn 15 năm để Twitter có thể tạo ra tài sản thương hiệu lớn như thế trên toàn thế giới, vì vậy, việc đánh mất Twitter với tư cách là một thương hiệu độc lập là một tổn thất lớn về tài chính.”

z4555584480533_164e418bc07d4c8abeacfec87c839c66

Khác với màn thay đổi thương hiệu của Facebook với Meta khi chỉ đổi tên công ty mẹ song vẫn duy trì thương hiệu tên tuổi, sự ra đời của “X” được giới chuyên gia đánh giá là một sai lầm nghiêm trọng bởi “Twitter là một trong các thương hiệu truyền thông xã hội dễ nhận biết nhất” và các cụm từ gắn liền với nền tảng này như “tweet” và “retweet” cũng đã trở thành một phần quan trọng trong nền văn hoá hiện đại, được tiếp nhận và sử dụng bởi hiệu hết người tiêu dùng số trên toàn cầu. Vì thế, công ty có thể phải mất nhiều nỗ lực để xây dựng tài sản thương hiệu lại từ đầu, từ thời gian, tiền bạc cho đến những giá trị vô hình khác không thể đong đếm, đặc biệt là trong bối cảnh truyền thống xã hội như hiện nay. Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong danh tiếng của Twitter cũng đã gây ra nhiều tác động đến các nhà quảng cáo, khiến cho doanh thu quảng cáo trên nền tảng này theo đó cũng lao dốc một cách đáng lo ngại. Theo đó, doanh thu quảng cáo trên nền tảng Twitter đã giảm hơn 50% kể từ tháng 10.

Tương lai của màn thay đổi từ Twitter sang X và những tác động của nó đối với các nhà quảng cáo hiện vẫn còn là một ẩn số, tuy nhiên, màn xóa sổ một mạng xã hội gắn liền với đại chúng như Twitter để thực hiện tham vọng siêu ứng dụng của Elon Musk đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc liệu nó có thể khiến giá trị thương hiệu của “ông lớn” công nghệ này sụt giảm.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục