Giải đáp: Thai bao nhiêu tuần thì đạp mạnh trong bụng mẹ? Hướng dẫn theo dõi cư động thai nhi
Thai bao nhiêu tuần thì đạp là thắc mắc của số đông các mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, theo dõi cử động của thai nhi không chỉ là sợi dây gắn kết tình cảm giữa mẹ và con mà còn giúp mẹ bầu hiểu được con yêu đang phát triển như thế nào trong bụng mẹ. Vậy thai bao nhiêu tuần thì đạp? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này nhé!
Thai bao nhiêu tuần thì đạp?
Thời gian thai nhi bắt đầu đạp phụ thuộc khá nhiều vào số lần mẹ mang thai trước đó. Nếu là con đầu lòng, em bé của bạn sẽ bắt đầu đạp từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 22 của thai kỳ. Nhưng trên thực tế cho thấy phần lớn chị em sẽ cảm nhận con đạp vào khoảng tuần thứ 18 và 20 của thai kỳ. Nếu mẹ mang thai từ lần thứ 2 thì có khả năng sẽ cảm nhận được con đạp sớm hơn.
Nếu mẹ cảm thấy con đạp khoảng 10 lần trong 2 giờ là điều bình thường. Tuy nhiên, mẹ không cần quá chú ý đến số lần bé đạp, cũng đừng so sánh số lần bé đạp với các mẹ bầu khác mà hãy chú ý đến thói quen vận động của bé. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về chuyển động của thai nhi, mẹ nên đến ngay các phòng khám sản khoa để kiểm tra.
Thai nhi đạp bình thường là như nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu thai bao nhiêu tuần thì đạp, mẹ bầu cũng nên theo dõi thai máy, bởi điều này giúp chị em nắm được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Theo các chuyên gia, tần suất cử động của thai nhi sẽ được quyết định bởi nhịp sinh học của bé yêu, nhưng thực tế là hiện nay chưa có tiêu chuẩn nào đánh giá chính xác về thai máy.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể tham khảo những dấu hiệu thai cử động thường gặp, số lần thai đạp trung bình như sau để phần nào nhận biết trong thai kỳ của mình:
- Thời điểm tuần thứ 7-8 trong thai kỳ: Trong giai đoạn này người mẹ sẽ khó cảm nhận được cử động của thai nhi, do thai nhi còn nhỏ và cử động của thai nhi quá nhẹ. Nhưng cũng không cần quá lo lắng mà thay vào đó chỉ cần thực hiện khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thời điểm tuần thứ 16-22 của thai kỳ: Thai nhi bắt đầu đạp, cử động thai rõ hơn, tần suất trung bình là 16-45 lần mỗi ngày, khoảng cách giữa các lần cử động của thai nhi tối đa khoảng 50-75 phút. Mẹ bầu không nhận thấy được thai máy khi bé yêu đang ngủ (thời gian ngủ từ 20-40 phút, hiếm khi ngủ nhiều hơn 90 phút).
- Thời điểm tuần thứ 30-38 của thai kỳ: Đây là giai đoạn thai nhi cử động rõ nhất, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng khi thai xoay người, đạp, cử động toàn thân… Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt giữa thai đạp với các cơn gò tử cung để đi khám kịp thời. Bởi chuyển động của thai nhi sẽ chỉ ở một vùng nhất định trên bụng, còn cơn gò tử cung lại khiến cho cả bụng mẹ trở nên cứng hơn.
Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết thai máy không hoàn toàn giống nhau ở mỗi bà bầu nhưng đây sẽ là biện pháp hữu hiệu để bà bầu cảm nhận được thai nhi đang phát triển trong bụng. Bạn cũng sẽ yên tâm hơn nếu thai đạp nhiều, vì đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.
Thai nhi đạp bất thường là như thế nào?
Chắc hẳn các mẹ bầu đều đã có câu trả lời cho câu hỏi thai bao nhiêu tuần thì đạp, vậy thai nhi đạp như thế nào là bất thường? Sau đây là những triệu chứng “báo động” mẹ bầu phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý nhằm hạn chế tối đa có vấn đề rủi ro sau đó:
- Thai nhi không cử động: Tình trạng thứ nhất là sau 5 tháng nhưng vẫn chưa cảm thấy được cử động của thai nhi. Hoặc nếu mẹ bầu đã từng cảm nhận thấy thai đạp, có cử động của thai nhưng đột nhiên không thấy thai máy nữa, tần suất thấp hơn bình thường thì phải đi khám càng sớm càng tốt.
- Thai nhi cử động quá nhiều: Trong một số trường hợp, thai nhi cử động quá nhiều hoàn toàn không phải là dấu hiệu của một em bé khỏe mạnh hay “nghịch ngợm” mà là dấu hiệu cho thấy em bé đang trải qua một số vấn đề căng thẳng hoặc mẹ đang gặp căng thẳng, stress. Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi để thai nhi trở lại bình thường, nếu thai vẫn chuyển động rất nhanh và nhiều thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Nhận thấy các biểu hiện bất thường: Thai không cử động, thai cử động quá ít kèm theo một số triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo, nôn ói, co thắt tử cung… thì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm (thiếu oxy, ối…) và phải được xử lý kịp thời để tránh biến chứng.
Ngoài ra, nếu thai phụ có các tình trạng sau thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay:
-
Thai nhi cử động dưới 10 lần trong 4 giờ.
-
Chuyển động của thai nhi giảm hoặc thậm chí đứng yên mặc dù có những tác động từ bên ngoài.
-
Số lần thai đạp giảm dần đi trong 2 ngày liên tiếp nhau.
Khuyến khích bé đạp nhiều hơn như nào?
Để có cách khuyến khích bé đạp nhiều hơn, bạn cũng nên theo dõi tần suất đạp và thói quen trước đó của bé. Dưới đây là một số phương pháp khuyến khích bé đạp, mẹ có thể áp dụng như sau:
Uống một ly nước mát
Một trong những cách đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng để chọc thai nhi đạp là uống một cốc nước mát. Nguyên nhân khiến bé đạp là do bé bị ảnh hưởng do mẹ uống nước lạnh, giật mình hoặc muốn vận động để giữ ấm. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống nước mía hoặc nước hoa quả.
Ấn nhẹ các ngón tay vào bụng
Nếu muốn khuyến khích bé đạp có thể dùng ngón tay ấn vào bụng. Bạn nên nhớ rằng cần ấn nhẹ và chỉ dùng một ngón tay chứ không phải cả bàn tay. Em bé có xu hướng đạp để đáp lại khi chúng cảm nhận được sự tiếp xúc của mẹ.
Cách chọc thai nhi đạp này hoàn toàn có cơ sở khoa học, được các bác sĩ áp dụng để kiểm tra chuyển động của thai nhi khi mẹ đi khám thai.
Nằm nghiêng về bên trái
Một phương pháp khuyến khích bé đạp khác mà mẹ có thể áp dụng là nằm nghiêng về bên trái. Phương pháp này được đánh giá là rất hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích như tăng lượng máu chảy trong cơ thể và tăng khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé.
Mẹ hát cho bé nghe
Theo các chuyên gia, hát cho bé nghe có thể kích thích thai nhi đạp mạnh, vì bé cảm nhận và nghe thấy giọng nói của mẹ. Nếu bạn thấy rằng em bé của bạn không đạp nhiều khi hát, bạn có thể di chuyển đến một vị trí yên tĩnh hơn, ngồi ở một vị trí yên tĩnh và lặp lại phương pháp này.
Ngoài việc sử dụng giọng nói của mẹ, giọng nói của bố cũng có thể kích thích bé đạp. Vì vậy, cả bố và mẹ nên nói chuyện với bé hàng ngày để tạo cảm giác quen thuộc cho bé và kích thích sự phát triển trí não của bé.
Những cú đạp của thai nhi thay đổi như thế nào?
Khi mang thai, bạn có thể nhận thấy những cú đạp của bé dần thay đổi theo các xu hướng sau:
-
Tuần 14-24: Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của bé.
-
Tuần 28: Bé có xu hướng đạp khi nghe thấy tiếng động hoặc âm thanh lớn, ngay cả khi bạn không chọc bé đạp. Đây chính là hành động phản ứng với âm thanh bên ngoài khi thính giác của bé đã và đang phát triển.
-
Từ tuần 29 của thai kỳ: Giai đoạn này, bạn có thể thấy bàn tay hoặc gót chân của bé nổi dưới lớp da ở bụng dưới. Đặc biệt khi bé thay đổi tư thế, mẹ có thể cảm thấy đau nhẹ.
-
Từ 32 tuần: Chuyển động của bé có xu hướng mạnh và nhanh hơn.
-
Tuần thai thứ 36: Khi bé lớn hơn, bé có xu hướng đạp ít hơn khi không gian bị thu hẹp lại.
-
Tuần 40: Bé vẫn tiếp tục đạp và di chuyển.
Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về thai bao nhiêu tuần thì đạp. Theo dõi chuyển động của thai nhi và đạp bụng không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc mà còn là biện pháp hữu ích để mẹ theo dõi sức khỏe của bé yêu trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, chị em cũng đừng quên hình thành thói quen sinh hoạt tốt, làm tốt công tác chăm sóc thai kỳ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé. Chúc bạn có hành trình làm cha mẹ thuận lợi!
Câu hỏi thường gặp
Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Thai bao nhiêu tuần thì đạp mạnh?
Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm?
Làm sao để biết thai nhi đang thức?
Đặt tay lên bụng để cảm nhận và đếm số đợt cử động của thai nhi trong vòng 1 giờ. Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. Nếu có ít hơn 4 cử động thai, mẹ bầu nên tiếp tục đếm trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ có ít hơn 10 cử động, nghĩa là có giảm cử động thai.