Thứ hai, 21/04/2025
logo
Tiêu điểm

Nhiều nét đẹp văn hóa được tái hiện trong ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hoàng Minh - Đình Vương Chủ nhật, 20/04/2025, 20:52 (GMT+7)

Nhiều nét văn hóa, phong tục của các dân tộc được tái hiện rõ nét và đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách trong sự kiện Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Triển lãm giao lưu văn hóa hữu nghị Việt - Trung trưng bày hai hiện vật đại diện cho văn hóa Việt - Trung, thu hút hàng trăm du khách tham quan

Liên hoan văn hoá ẩm thực Đất Tổ năm 2023 mang đậm dấu ấn sắc màu văn hóa vùng di sản

Làng nghề bún Vân Cù là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Từ ngày 17 - 20/4/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025. Đáng chú ý, trong sự kiện đã tái hiện lại nhiều nét văn hóa, các phong tục của các dân tộc Việt Nam, thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

Điểm nhấn của sự kiện này là chuỗi hoạt động trình diễn tái hiện lễ nghi đặc sắc như: Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer (Sóc Trăng); Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk); Lễ mừng cơm mới của người Thổ (Thanh Hóa) và các chương trình giao lưu văn hóa như “Sắc màu vùng cao, Hoa xứ Mường, Sắc màu cao nguyên Đắk Lắk”.

a11-1755
Theo ghi nhận của phóng viên ngày 19/4/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc của các dân tộc và những nghi lễ, phong tục văn hóa được tái hiện lại.
a33-1828
Những tiết mục nghệ thuật biểu diễn của các nghệ sĩ, các đồng bào dẫn tộc ở các vùng miền đã thu hút sự chú ý của nhiều du khách và khách du lịch.
a2-1831
Điểm nhấn chuỗi sự kiện ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025 trong ngày 19/04/2025 là màn tái hiện lại nghi lễ Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer (tỉnh Sóc Trăng).
a4444-1858
Tết Chôl Chnăm Thmây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc người Khmer (Sóc Trăng). Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong sự an lành và thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.​ Bên cạnh đó, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. 
a7-1909
Nhiều khách du lịch ở các tỉnh thành và người dân thủ đô Hà Nội thực hiện nghi thức tắm Phật trong ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
491976119_652868280713298_6382631742095814847_n-1931
Cũng trong ngày 20/4, nghi lễ mừng cơm mới của dân tộc Thổ Tang (tỉnh Thanh Hóa) được tái hiện lại. Theo đó, lễ mừng cơm mới là nghi lễ thiêng liêng, đánh dấu sự khởi đầu của mùa vụ mới, bày tỏ lòng biết ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu.
a444-1928
 Đây không chỉ là một nghi thức nông nghiệp cổ truyền, mà còn là dịp sum vầy, gắn kết cộng đồng, truyền dạy con cháu bài học quý giá về đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
a666-1939
Nghi lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê -Đê (tỉnh Đắk Lắk) cũng được tái hiện lại trong chuỗi sự kiện ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đối với người Ê Đê, Lễ trưởng thành (Mpú Tôh Kông) là dấu mốc thiêng liêng: từ một cậu bé trở thành người đàn ông có trách nhiệm với gia đình, buôn làng.
z6524444129054_dd31c3a77fc11efe252b72ec46bb1014-1947
z6524444153147_e21b4eebfb29eafb79280cbfaf3a324b-1947
Trong những ngày diễn ra chuỗi sự kiện "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025" có khá nhiều khách du lịch tham quan, trải nghiệm tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục