Tết Hàn Thực là ngày gì?Tết Hàn Thực 2025 vào ngày nào?
Trong ngày Tết Hàn Thực (3/3 Âm lịch), người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn và hướng về cội nguồn.
Lì xì Tết: Những cách lì xì độc đáo, có "một không hai" dịp Tết
Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực
Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình thường chuẩn bị bánh trôi, bánh chay dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên.
Theo nghĩa chữ Hán, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc theo một câu chuyện ở Trung Quốc.
Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu, Vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay ở nước Tề, mai ở nước Sở. Một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo phò Vua trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt đã phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng Vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói. Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Vua ra lệnh đốt rừng nhằm thúc ép Tử Thôi quay về. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, 2 mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Hôm ấy là ngày 3 tháng 3 Âm lịch.
Nhà Vua hối hận cho lập miếu thờ. Hằng năm, cứ đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch, người dân bị cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

Ý nghĩa Tết Hàn Thực
Dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi vào Việt Nam, Tết Hàn Thực đã mang những ý nghĩa riêng, gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc:
Tưởng nhớ tổ tiên: Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn tổ tiên qua việc dâng cúng bánh trôi, bánh chay, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Biểu tượng của nhân sinh: Những viên bánh tròn tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, đồng thời thể hiện quan niệm về quy luật tuần hoàn của cuộc sống.
Gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống: Việc tự tay làm bánh giúp các thế hệ trong gia đình thêm gắn kết, đồng thời truyền dạy phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Tết Hàn thực 2025 vào ngày nào?
Tết Hàn thực hay còn gọi là tết Bánh trôi, bánh chay là một ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam. Tết Hàn thực diễn ra vào mùng 3/3 âm lịch. Năm nay, tết Hàn thực rơi vào thứ Hai, ngày 31/3 dương lịch.
Tết Hàn Thực cúng gì?
Vào ngày Tết Hàn Thực, mỗi gia đình thường chuẩn bị những mâm lễ để cúng gia tiên, lễ Phật với các món chính gồm: Bánh trôi, bánh chay, trầu cau, nhang, hoa tươi và trái cây.
Dân gian quan niệm số lẻ sẽ đem lại may mắn vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 bát bánh.
Bên cạnh những lễ nghi cần thực hiện, tết Hàn thực cũng có những điều kiêng kỵ quan trọng, bao gồm:
Kiêng cúng bánh trôi nhiều màu: Tết Hàn thực là ngày cúng lễ gia tiên, lễ Phật nên trọng sự thanh tịnh, đơn giản, vậy nên bánh chỉ cúng màu trắng tự nhiên.
Kiêng chuyển chỗ ở: Theo dân gian, vong linh người đã khuất thường theo sát gia đình vậy nên chuyển nhà vào ngày tết Hàn thực sẽ khiến nhà cửa bị xáo trộn, không tốt lành.
Kiêng chưng hoa quả có gai, vị đắng: Ngụ ý tránh mang đến tai ương, đau khổ, cuộc sống chịu nhiều cay đắng, khó khăn hơn.
Kiêng cúng hoa ly, hoa sứ, hoa vạn thọ: Tránh mang đến vận xui cho gia đình.