Thứ tư, 02/04/2025
logo
Tiêu điểm

Người bác sĩ miệt mài tái sinh những cuộc đời bị tạo hóa bỏ quên

Pha Lê - Minh Tuấn Thứ năm, 27/02/2025, 09:50 (GMT+7)

Hơn 20 năm gắn bó với ngành y, TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung đã giúp nhiều người “tái sinh” với ngoại hình vốn bị tạo hóa bỏ quên.

Dự báo thời tiết hôm nay 27/2: Bắc Bộ trưa chiều hửng nắng

Mùa nồm, sử dụng điều hòa hay máy hút ẩm có lợi hơn?

Bé 15 tháng đột ngột sốt cao co giật được trung tâm tiêm chủng cấp cứu kịp thời

Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Tạp chí Tiếp thị và Gia đình đã có cuộc phỏng vấn với TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc, người được biết đến là một bác sĩ nổi tiếng trong giới phẫu thuật thẩm mỹ, nhất là những ca tái tạo mặt biến dạng để “tái sinh” những cuộc đời bất hạnh.

z6353095214813_3d9a46f9eba21412b34891ef4ab83314-0822
Bác sĩ Tú Dung nhận giải Bác sĩ Tiêu Biểu của chương trình “Người thầy thuốc trong tôi”.

Thưa bác sĩ Tú Dung, cơ duyên nào đã đưa ông đến với lĩnh vực phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và gắn bó đến bây giờ?

TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung: Trước khi trở thành bác sĩ tạo hình thẩm mỹ, tôi là bác sĩ phẫu thuật ngoại tổng quát, chuyên điều trị các bệnh như: ung thư, dạ dày, đại tràng, các chấn thương về bụng… Một thời gian sau, tôi có cơ duyên nhận được học bổng đi Hàn Quốc học về tạo hình.

Đến năm 2006, tôi bắt đầu bước chân sang lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, nhưng đến năm 2012, tôi mới thực sự tạo được dấu ấn trong ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Việt Nam. Thời điểm đó, ngành phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam còn rất mới, nhưng ở Hàn Quốc lại rất mạnh.

Vì sao bác sĩ Tú Dung chọn thẩm mỹ điều trị?

TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung: Nhiều người quan niệm phẫu thuật thẩm mỹ đơn giản là làm đẹp cho người khác để kiếm tiền, nhưng khi bước vào ngành này, tôi nhìn thấy nhiều trường hợp bị khiếm khuyết về ngoại hình, dị tật bẩm sinh.

Với những khiếm khuyết đó, họ rất khó để có cơ hội thăng tiến trong xã hội vì bị nhiều người xa lánh, thậm chí cả bản thân họ cũng không đủ tự tin để đi ra đường.

z6353395579931_3c41a01b9c41da516e02540327ebf6bd
Bác sĩ Tú Dung thăm khám cho bệnh nhân Lê Quang Khanh trước và sau ca phẫu thuật một năm.

Dù họ muốn thay đổi ngoại hình của mình đi chăng nữa, điều kiện cuộc sống của họ cũng không cho phép, khi đa số họ đề là những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, kiếm ăn từng bữa còn khó huống chi bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng để phẫu thuật. Cho dù có tiền đi chăng nữa, chưa chắc có nơi nào đồng ý thực hiện phẫu thuật vì rủi ro cao mà tỷ lệ thành công lại thấp.

Thấy họ như vậy tôi thấy rất chạnh lòng, vì vậy tôi đã cố gắng tìm mọi cách để cho họ có một cuộc đời mới, cũng như cho bản thân mình một cơ hội để làm những việc chưa từng làm.

Năm 2014, tôi đã xây dựng chương trình “Nhan sắc mới – Khởi đầu mới”. Đây là chương trình thẩm mỹ thiện nguyện dành cho những người khó khăn bị mắc khuyết điểm ngoại hình. Sau những ca phẫu thuật, những người từng có khiếm khuyết đã thay đổi hoàn toàn, họ có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn rất nhiều.

z6353393109281_4e418d4403ad1c5919ad4a4ad5a20b32
Bác sĩ Tú Dung cùng ekip Bệnh viện JW đang thảo luận về kế hoạch giải phẫu chi tiết cho bệnh nhân Lê Thị Màng.

Bác sĩ còn nhớ ca mổ thách thức và đáng nhớ nhất mà mình từng thực hiện không?

TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung: Chắc chắn là ca mổ cho anh Lê Văn Mến. Khi đó, Mến có gương mặt biến dạng chảy xệ, không thể ăn uống, không thể nằm ngủ, ít đi đâu vì ngại ánh nhìn của mọi người. Suốt 15 năm, nhiều người gọi anh với cái tên đau đớn “chàng trai mặt quỷ”

Hơn 20 năm khoác blouse trắng, tôi đã gặp nhiều căn bệnh khó và hiếm nhưng trường hợp của Mến thì là lần đầu tiên. Hơn 4 tháng với sự phối hợp của nhóm nghiên cứu đa quốc gia với các các chuyên gia nội khoa, ngoại khoa, da liễu, di truyền học, tổng quát... từ các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam mới tìm ra căn nguyên bệnh của Mến là Hội chứng Merkessen Rosenthal (MRS), tỷ lệ mắc ước tính 0,08% dân số thế giới

Sau 15 tháng điều trị, 4 ca đại phẫu kéo dài 9-10 giờ, năm 2021, Mến được đi chợ Tết, đi lễ chùa như bao người bình thường khác.

Sau ca phẫu thuật này, công trình nghiên cứu căn bệnh của Lê Văn Mến được trao Cúp Vàng Thành tựu y khoa Việt Nam 2020, bằng khen vinh danh từ Bộ Y tế và giải thưởng danh giá: Á quân do ACOI - Hiệp hội Nội khoa Mỹ trao tặng.

z6353095230391_8c5c733df16a2839e13f6ad9ca6734f2-0825
Bác sĩ Tú Dung tặng sách cho các bạn trẻ.

Mới đây bác sĩ đã ra mắt sách “Nghèo là vốn liếng”, thông qua cuốn sách này bác sĩ muốn gửi gắm gì với đọc giả?

TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung: Cuộc đời tôi trải qua nhiều khó khó khăn và thất bại. Nhưng với sự kiên trì, đam mê và lòng tử tế tôi đã vượt qua tất cả. Do đó, thay vì một cuốn sách về chuyên môn, tôi đã chọn viết cuốn sách truyền động lực cho các bạn trẻ.

Động lực để thành công của tôi là thoát nghèo. Vì vậy tôi cho rằng nghèo chính là vốn liếng vô giá, không cần vay hay trả lãi, vốn liếng này giúp tôi có động lực vượt qua nghịch cảnh để đạt đến thành công. Miền Trung là vùng đất khô cằn sỏi đá đã tôi luyện cho tôi sự chịu đựng, kiên trì, đây là chìa khóa để chạm đến ước mơ

Thông qua cuốn sách này, tôi kỳ vọng sẽ truyền cảm hứng cho những ai đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn, tìm được hướng đi cho cuộc đời của mình. Ngoài ra, tôi cũng dùng 100% tiền bán sách theo giá bìa quyên góp  vào quỹ “Nuôi em đến trường” để giúp các em học sinh, sinh viên tiếp bước ước mơ học đường.

Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, bác sĩ có điều gì nhắn nhủ với các bác sĩ trẻ trong tương lai?

TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung: Trong những lần tiếp xúc với sinh viên ngành y, tôi luôn nói với các bạn rằng khi trở thành một bác sĩ phẫu thuật như tôi, các bạn cần phẫu thuật bằng khối óc và cư xử bệnh nhân bằng trái tim. Chỉ cần các bạn tử tế với nghề, nó sẽ mang lại rất nhiều thứ cho các bạn.

Xin cảm ơn chia sẻ của bác sĩ!

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Tạp chí Tiếp thị và Gia đình mến chúc đội ngũ Y - Bác sĩ luôn đủ sức khỏe - đủ kiên nhẫn - đủ yêu thương để tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình và mãi là niềm tự hào của ngành y.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục