Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 08/08/2024, 14:03 (GMT+7)

Mua hàng hóa không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp: Xử lý thế nào?

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên ngăn chặn kịp thời 65.000 sản phẩm, tương đương với trên 20 tấn hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Cổng thông tin điện tử Cục QLTT Phú Yên đưa tin, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Phú Yên vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Phú Yên tiến hành dừng và khám phương tiện xe ô tô đầu kéo mang biển kiểm soát 19E-002.XX rơ mooc 19R-017.XX lưu hành theo hướng Bắc - Nam do ông P.A.T, địa chỉ Khu phố 14, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là người điều khiển phương tiện cũng là người quản lý hàng hóa.

PY
Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Kết quả khám phương tiện vận tải, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 105 mục hàng với hơn 65.000 đơn vị sản phẩm tương đương với trên 20 tấn hàng hóa là son môi, sữa rữa mặt, kem dưỡng mắt, mặt nạ các hiệu ADAD, HIH, dầu gội, sữa tắm, kem ủ, bình giữ nhiệt, chảo chống dính các loại, khăn giấy các loại, thảm các loại, viên giặt, xả quần, áo; đồ điện gia dụng các loại gồm: Máy đánh trứng, bàn chải đánh răng điện, đế tản nhiệt máy tính, máy bắt muỗi, máy ép trái cây đa năng, máy làm sữa hạt, máy mát xa các loại, nồi cơm điện, nồi lẩu điện đa năng, bếp hồng ngoại, ấm đun siêu tốc,… các hiệu Sonic Electric Toothbrush, hiệu ERGONOMIC LAPTOP STAND, hiệu EI BIONIC, hiệu SOKANY, hiệu Electric Juicer, OSTMARS, hiệu Infrared cooker,…

Tại thời điểm khám phương tiện vận tải đến khi kết thúc việc khám, ông T. không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo theo quy định của pháp luật, hàng hóa vi phạm về nhãn. Đội QLTT số 1 tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng trên để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

A PY
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Phú Yên kiểm tra hàng hóa tại hiện trường.

Mua hàng hóa không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp: Xử lý thế nào?

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP nêu rõ: Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng căn cứ vào giá trị của hàng hóa vi phạm; phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm…

Đối với tổ chức vi phạm thì bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt trên. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Tiết b, điểm 15, mục III, phần B Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002 của Bộ Tài chính về thuế TNDN quy định: “Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế các khoản chi phí sau đây ...b). Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp”.

Tiết b, điểm 6, Thông tư số 17/1999 TT-BTC ngày 5/2/1999 của Bộ Tài chính về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường quy định: “Hàng hóa, vật tư mua, nhận, còn tồn lại hoặc đã đưa vào sản xuất, tiêu thụ không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp đều coi là hành vi trốn thuế, bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và truy thu thuế GTGT, thuế TNDN khâu lưu thông tính theo giá thị trường tại thời điểm kiểm tra (nếu là đang vận chuyển) hoặc tính theo giá trị hàng hóa cơ sở đã phản ánh trên sổ sách kế toán”.

Cùng chuyên mục