Làm sốt mì trộn - Công thức sốt sánh mịn, chuẩn vị Hàn
Làm sốt mì trộn không khó nhưng làm thế nào để chuẩn vị, thơm ngon chắc hẳn sẽ là vấn đề quan tâm của nhiều bạn. Món mì trộn có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách làm nước sốt mì trộn. Bài viết dưới đây của Tiếp thị & Gia đình sẽ bật mí cho bạn công thức làm nước sốt sánh mịn, chuẩn vị Hàn.
Bạn hãy cùng tham khảo ngay cách làm sốt mì trộn để làm ra món mì trộn mang hương vị thơm ngon, đậm đà, hấp dẫn nhé!
- Nguyên liệu làm sốt mì trộn
- Công thức làm sốt mì trộn ngon sánh mịn, nhìn là thèm
- Mẹo chọn mua nguyên liệu làm sốt mì trộn ngon
- Bên cạnh những kỹ thuật và công thức nấu ăn thì cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon cũng là một bước rất quan trọng. Trong phần ưới đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn cách chọn mua nguyên liệu để làm sốt mì trộn tươi ngon.
Nguyên liệu làm sốt mì trộn
Để làm sốt mì trộn, lựa chọn nguyên liệu chính là bước quan trọng đầu tiên nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn về nguyên liệu làm nước sốt mì trộn với mì khô hoặc với hủ tiếu dành cho một người ăn. Nếu bạn làm cho cả gia đình hãy tự cân nhắc số lượng của từng nguyên liệu phù hợp nhé.
-
150g thịt heo xay.
-
1 gói mì.
-
2 quả trứng gà.
-
50g súp lơ xanh.
-
50g giá đỗ.
-
1/2 củ cà rốt.
-
2 nhánh hành lá.
-
Gia vị gồm: 4 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh bột bắp, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng dầu ăn và một ít gia vị khác như đường, muối, tiêu, hạt nêm…
Công thức làm sốt mì trộn ngon sánh mịn, nhìn là thèm
Để làm sốt mì trộn thơm ngon, sánh mịn cần trải qua một số công đoạn chế biến sau khi đã lựa chọn được đủ nguyên liệu.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi lựa chọn xong các nguyên liệu đầy đủ như trên, bạn sẽ tiến hành bước đầu tiên - bước sơ chế nguyên liệu.
Tỏi sau khi mua về đem bóc vỏ và băm nhuyễn. Hành lá nhặt sạch, bỏ đi phần lá héo và rễ, rửa sạch với nước rồi cắt khúc khoảng chừng 2 lóng tay.
Tiếp theo, bạn đem súp lơ chẻ thành từng nhánh nhỏ, cho ngâm khoảng chừng 10 phút trong nước muối pha loãng. Sau đó rửa sạch với nước. Cà rốt nạo sạch vỏ, đem đi rửa sạch và chẻ khúc khoảng chừng cỡ 1 ngón tay.
Sau khi làm sạch cà rốt, súp lơ và giá đỗ, bạn cho chúng vào xửng hấp với lửa lơn. Sau khi hấp khoảng chừng 15 phút thì lấy ra và để ráo. Với trứng gà, bạn cho luộc sôi khoảng chừng 5 phút. Sau khi chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh hoặc nước đá khoảng 10 phút rồi bóc vỏ sạch.
Cuối cùng với mì gói, sau khi đun nước sôi, bạn cho mì vào luộc khoảng 4-5 phút rồi vớt ra và để ráo.
Bước 2: Pha chế nước sốt trộn mì
Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bước tiếp theo là tiến hành pha chế nước sốt trộn mì. Đây là công đoạn cũng không kém phần quan trọng.
Lấy một bát lớn, trộn đều các nguyên liệu sau vào cùng với nhau để chúng được hòa quyện: nước lọc 1/2 chén ăn cơm, nước tương 2 muỗng canh, đường 1 muỗng canh, dầu hào 1 muỗng canh, tương ớt và tiêu 1 muỗng canh, bột bắp 1 muỗng canh, hạt nêm 1/4 muỗng cà phê. Tùy vào khẩu vị của từng người có thể nêm nếm lại điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 3: Nấu nước sốt trộn mì
Bước tiếp theo là nấu nước nước sốt. Bạn cho chảo lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào chảo. Cho lửa vừa, đợi dầu sôi thì bắt đầu cho tỏi vào phi thơm. Kế đến cho thịt heo xay vào xào khoảng tầm 3 phút với lửa lớn đến khi toàn bộ thịt được săn lại.
Sau đó, đổ hỗn hợp nước sốt đã pha ở trên đổ vào chảo nấu thêm khoảng 5 phút. Cho 1 muỗng canh bột bắp vào chảo và nấu, đảo đều đến khi thấy nước sốt sệt lại là được.
Bước 4: ngắm nhìn thành phẩm và thưởng thức
Bước cuối cùng chắc hẳn là bước được mong chờ nhất: ngắm nhìn thành phẩm và thưởng thức món sốt mì trộn do chính tay mình tự làm ra.
Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, bạn cho mì ra đĩa. Sau đó xếp rau củ, trứng, hành lá lên rồi rưới nước sốt lên trên, trộn đều.
Nước sốt màu nâu đậm sánh mịn, đậm đà hòa cùng nhiều màu sắc khác nhau của rau củ thật bắt mắt. Vậy là bạn đã tự tay làm sốt mì trộn thành công. Không chỉ mì trộn, bạn có thể dùng nước sốt này để trộn với hủ tiếu khô hay ăn kèm bánh mì cũng rất thơm ngon.
Mẹo chọn mua nguyên liệu làm sốt mì trộn ngon
Bên cạnh những kỹ thuật và công thức nấu ăn thì cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon cũng là một bước rất quan trọng. Trong phần dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn cách chọn mua nguyên liệu để làm sốt mì trộn tươi ngon.
- Chọn thịt heo:
Thịt heo là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cách chọn thịt như thế nào để thịt tươi ngon, tránh được các nguồn thịt bệnh? Cùng nhìn nhận thịt qua màu sắc, mùi, độ đàn hồi và lớp mỡ, da.
Về màu sắc: chọn thịt có màu sáng, thịt tươi ngon sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt với màu trắng trong ngà ngà của lớp mỡ. Nếu thấy thịt có màu nhợt nhạt hoặc quá sậm, bầm tím hoặc bóng loáng, màu lạ thì tốt nhất là không nên chọn.
Về mùi thịt: thịt heo tươi ngon sẽ có mùi thịt đặc trưng, không tanh hăng. Nếu bạn ngửi thấy thịt có mùi tanh hôi hôi hay mùi lạ nghĩa là thịt đã không được bảo quản tốt và có dấu hiệu hư hỏng. Do đó bạn không nên mua thịt này.
Độ đàn hồi: kiểm tra độ đàn hồi của thịt bằng cách ấn thử vào miếng thịt rồi rút ra, thấy thịt săn chắc và nhanh chóng trở về hình dáng ban đầu, không tồn tại vết lõm trên bề mặt. Thịt săn chắc, không quá cứng hay quá nhão, đầu ngón tay không cảm thấy có dịch nhớt nhờn dính thì đó chính là thịt tươi ngon.
Lớp mỡ, da: thịt ngon sẽ có bề mặt ráo, lớp bì thì mềm. Lớp mỡ dày khoảng chừng 2 lóng tay. Kết cấu thịt, mỡ riêng biệt nhưng vẫn dính chặt với nhau khó tách rời khi chạm tay vào. Nếu chạm tay vào thấy lớp mỡ và nạc tách rời nhau, có dịch vàng chảy ra thì khả năng lợn được nuôi bằng chất tạo nạc rất cao, không nên chọn những loại thịt này.
Ngoài ra, bạn cần có những kiến thức cơ bản về những dấu hiệu của lợn bệnh để tránh.
Ngoài đặc điểm có mùi tanh hôi khó chịu khi ngửi phải, bề mặt thịt chạm vào thấy nhớt và thịt có màu sắc lạ kể như trên. Nếu thấy vết xuất huyết lấm tấm trên da hoặc có các vết tụ máu lớn, vết bầm tím, lợn bị thương hàn hay bị tụ huyết trùng.
Thịt nhiễm màu vàng có dấu hiệu của bệnh viêm gan. Lợn bị tả ngày dưới da hoặc trên vành có đốm đỏ li ti như muỗi đốt. Đặc biệt cần tránh mua thịt có hạt nhỏ bên trong như hạt gạo để tránh bị nhiễm ấu trùng sán cho cơ thể.
- Chọn súp lơ:
Màu sắc: nên chọn những bông súp lơ có màu sắc tươi sáng, đều nhau. Tránh mua súp lơ có màu loang lổ hay đã ngả vàng, màu càng sậm thì vị càng ngọt.
Hình dáng, kích thước: dấu hiệu hình dáng của bông súp lơ tươi ngon là dáng gọn tròn đều, còn nguyên vẹn, không bị nứt, không bị dập nát hay có vết côn trùng cắn. Khoảng cách giữa từng nhánh bông súp lơ nhỏ, bề mặt khít chặt và nhô cao chính giữa. Trọng lượng không quá nhẹ, cầm lên thấy chắc tay. Cuống lá súp lơ xanh tươi, không bị héo. khi cầm lên thấy chắc tay.
Độ cứng: Súp lơ tươi ngon là những bông khi chạm tay nhẹ vào thấy bề mặt bông thấy chắc, không bị rủ mềm, có độ giòn, cứng nhất định. Nếu thấy cuống bông có dấu hiệu mềm hay lá héo úa thì không nên chọn mua loại này.
Lựa chọn nơi mua: để lựa chọn được súp lơ tươi ngon nhất, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, bạn nên chọn mua ở những địa điểm bán thực phẩm tươi sống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có uy tín. Những địa điểm mua súp lơ uy tín như: các trang trại trồng súp lơ đạt chuẩn, các siêu thị lớn, các cửa hàng có kiểm định chất lượng hoặc tại các trang thương mại điện tử, website uy tín.
Ngoài ra, yếu tố mùa vụ cũng tác động lớn đến chất lượng của súp lơ. Để đảm bảo độ tươi ngon, bạn nên chọn đúng mùa vụ của từng loại súp lơ.
Có hai loại súp lơ chính là súp lơ trắng và súp lơ xanh. Thời điểm mùa vụ chính của súp lơ trắng là từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 năm sau. cuối tháng 7 đến đầu tháng 10 lại là thời điểm thu hoạch thích hợp nhất của súp lơ xanh.
Sau khi tham khảo bài viết trên của Tiếp thị và Gia đình, chắc hẳn bạn sẽ muốn bắt tay vào làm sốt mì trộn luôn nhỉ. Nguyên liệu làm sốt mì trộn cũng khá đơn giản, cách làm cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần qua vài bước đơn giản là bạn sẽ có ngày món sốt trộn mì thơm ngon, hấp dẫn cho mình hoặc cho cả gia đình. Hãy bắt tay vào làm luôn và tận hưởng thành quả của mình nhé.
Bài viết này thuộc series Công thức nấu ăn
Cập nhật thường xuyên những công thức nấu ăn để bữa ăn gia đình có thêm nhiều lựa chọn.