Giá xăng dầu hôm nay 17/7: Đánh dấu ngày giảm giá thứ ba liên tiếp
Giá xăng dầu hôm nay 17/7 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu hôm nay trong nước
Giá xăng dầu hôm nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 17/7 được áp dụng theo kỳ điều chỉnh giá từ 15h ngày 11/7 của liên bộ Tài chính - Công Thương.
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 179 đồng/lít, xuống còn 22.282 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 258 đồng/lít xuống còn 23.294 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu điêzen 0.05S giảm 342 đồng/lít, xuống còn 20.834 đồng/lít; dầu hỏa giảm 178 đồng/lít, xuống còn 21.038 đồng/lít. Tuy nhiên, dầu madút 180CST 3.5S lại tăng 250 đồng/kg, lên mức 17.784 đồng/kg.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã thực hiện 28 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó có 12 kỳ tăng đồng loạt, 7 kỳ giảm giá, 9 kỳ giảm giá xăng dầu tăng – giảm đan xen.
Theo đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu trong nước sẽ biến động theo tình hình xăng dầu thế giới. Dự báo trong kỳ điều hành giá tới, giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm. Trong đó xăng giảm 200 - 300 đồng/lít, dầu giảm 200 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay thế giới
Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới, dữ liệu từ Oilprice cho hay, mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 17/7 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 80,82 USD/thùng, giảm 1,4% (tương đương giảm 1,15 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 83,85 USD/thùng, giảm 1,32% (tương đương giảm 1,12 USD/thùng).
Giá dầu thế giới giảm hơn 1% vào hôm nay đánh dấu ngày giảm thứ ba liên tiếp, do lo ngại nền kinh tế Trung Quốc chậm lại sẽ làm giảm nhu cầu, mặc dù đà giảm đã được ngăn chặn bởi sự đồng thuận ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất chủ chốt sớm nhất là vào tháng 9. Nhận xét về sự trượt dốc của giá dầu, Dennis Kissler, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial cho biết, dữ liệu kinh tế yếu hơn tại Trung Quốc khi các chương trình hỗ trợ liên tục của chính phủ không đạt hiệu quả, thêm vào đó, nhiều nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cắt giảm sản lượng do nhu cầu nhiên liệu thấp hơn.
Trong cuộc thăm dò của Reuters, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 4,7% trong quý 2, dữ liệu chính thức cho thấy, tốc độ chậm nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2023 và không đạt được dự báo 5,1%. Tốc độ tăng trưởng chậm lại so với mức tăng trưởng 5,3% của quý trước, bị cản trở bởi sự suy thoái kéo dài của thị trường bất động sản và tình trạng bất ổn việc làm. Tại Mỹ, lượng dầu thô tồn kho đã giảm 4,4 triệu thùng vào tuần trước, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ. Theo cuộc thăm dò của Reuters, lượng dầu thô tồn kho trung bình dự kiến sẽ giảm 33.000 thùng vào tuần trước. Dự kiến dữ liệu về hàng tồn kho của chính phủ sẽ được công bố vào thứ Tư (giờ Mỹ).
Theo bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell, số liệu lạm phát trong quý 2 làm gia tăng tự tin về tốc độ tăng giá đang quay trở lại mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Mỹ một cách bền vững cho thấy khả năng Fed cắt giảm lãi suất có thể không còn xa. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay, từ đó có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu. Công cụ FedWatch của CME chỉ ra thị trường đang định giá 94,4% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản vào tháng 9, sau dữ liệu hồi tuần trước rằng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 của Mỹ giảm tháng đầu tiên sau 4 năm, theo Kinh tế Chứng khoán Việt Nam.