Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 14/09/2024, 19:30 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 15/9: Ghi nhận tuần tăng đầu tiên sau 3 tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 15/9 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.

giaxang15

Giá xăng dầu hôm nay trong nước

Giá xăng dầu hôm nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 15/9 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 12/9 của liên bộ Tài chính – Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 1.089 đồng/lít, xuống còn 18.890 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 1.192 đồng/lít, xuống còn 19.635 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S giảm 927 đồng/lít, xuống còn 17.165 đồng/lít; dầu hỏa giảm 934 đồng/lít, xuống còn 17.790 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 688 đồng/kg, xuống còn 14.467 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 36 phiên điều chỉnh, trong đó có 19 phiên giảm, 15 phiên tăng và 3 phiên trái chiều.

Giá xăng dầu hôm nay thế giới

Giá xăng dầu hôm nay thế giới, ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 15/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 69,24 USD/thùng, giảm 0,46% (tương đương giảm 0,32 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 71,61 USD/thùng, tăng 0,50% (tương đương tăng 0,36 USD/thùng).

Tuần này, giá dầu đã chấm dứt chuỗi hat-trick giảm của 3 tuần trước đó. Với dầu Brent leo dốc khoảng 0,8%, dầu WTI tăng khoảng 1,4%, giá dầu đã quay đầu bật tăng. Sự tăng tốc của giá dầu trong tuần này được hỗ trợ chính bởi tác động của cơn bão Francine đổ bộ vào Louisiana, Mỹ. Các nhà đầu tư hiện đang tập trung vào cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra trong tuần tới, với dự đoán rằng Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất.

Bob Yawger, Giám đốc phụ trách hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho, New York nhận định rằng, việc các hoạt động sản xuất và lọc dầu tại vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ được tái khởi động đã dẫn đến xu hướng bán tháo hợp đồng dầu vào cuối tuần. Ông dự báo rằng, khi các nhà máy lọc dầu hoạt động hết công suất, sản lượng dầu và xăng được cung cấp đầy đủ, thị trường có thể đối mặt với sự giảm giá mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu do tác động của tình hình kinh tế khó khăn tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Theo OPEC, trong năm nay, nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,03 triệu thùng/ngày, giảm 0,08 triệu thùng so với dự báo tăng trưởng của tháng trước, mức dự báo mà OPEC duy trì suốt từ tháng 7/2023. Cũng theo OPEC, tăng trưởng nhu cầu toàn cầu năm 2025 sẽ là 1,74 triệu thùng/ngày, giảm 0,04 triệu thùng so với dự báo trước đó.

Ngược với dự báo của OPEC, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục trong năm. Cụ thể, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ đạt trung bình khoảng 103,1 triệu thùng/ngày trong năm 2024, cao hơn so với dự báo đạt 102,9 triệu thùng/ngày trước đó, theo Kinh tế Chứng khoán Việt Nam.

Cùng chuyên mục