Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 24/05/2023, 11:00 (GMT+7)

Kinh nghiệm khám phá di tích lịch Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng Phú Thọ, còn được gọi là đền Hùng Vương, là một trong những điểm đến văn hóa và lịch sử đầy ý nghĩa của đất nước Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa bao nhiêu hồi ức và truyền thống, đền Hùng Phú Thọ không chỉ là nơi tưởng nhớ đến các vị vua Hùng đã có công dựng nước, mà còn là biểu tượng văn hoá sâu sắc của dòng họ Việt Nam từ hàng nghìn năm qua.

Với những ai yêu thích lịch sử và muốn khám phá các danh lam thắng cảnh thì Đền Hùng Phú Thọ sẽ là điểm đến không thể bỏ qua. Khu di tích hội tụ hồn thiêng sông núi, nằm trên mảnh đất địa linh nhân kiệt thờ tự 18 đời vua Hùng - tổ tiên của  người Việt. Nếu bạn đang có ý định tới đây tham quan nhưng chưa biết khám phá như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!

Sơ lược về di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ

Khu di tích đền Hùng thuộc xã Hy Cương, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Thuở xưa, vua Hùng đã lựa chọn vùng đất này làm kinh đô Văn Lang với địa thế đồi núi, ao hồ, phù sa phì nhiêu, màu mỡ. Cho đến nay, núi Hùng vẫn còn giữ được nét hoang sơ của nhiều cánh rừng nhiệt đới, với hơn 150 loài thảo mộc, trong đó có nhiều loại cây đại thụ vững chãi như: thiên tuế, đa, trò, thông…

den-hung-phu-tho1
Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng bao gồm nhiều đền thờ nằm từ chân núi đến đỉnh núi. Theo thời gian, nhiều di tích đã được tu sửa và xây dựng bổ sung. Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đây đã trở thành một dấu mốc quan trọng. Không chỉ là niềm vinh dự của người dân quê hương mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Nên tham quan đền Hùng Phú Thọ vào thời gian nào?

Cũng giống như các ngôi chùa ngoài Bắc, thời điểm lý tưởng để đến thăm đền Hùng là vào dịp đầu năm. Thời tiết lúc này mát mẻ, quãng đường di chuyển sẽ ít gây mệt mỏi như mùa nắng nóng.

Đặc biệt vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, tại đây còn tổ chức lễ giỗ tổ vô cùng hoành tráng. Người dân trên mọi miền tổ quốc nô nức về đền Hùng trẩy hội như một nét đẹp của văn hóa Việt. Ngoài ra, nếu thích sự yên ả, tĩnh lặng, bạn cũng có thể đến thăm Đền Hùng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Hành trình tham quan di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ

Từ chân núi Hùng đến đỉnh núi Hùng, bạn sẽ được tham quan và khám phá các đền, chùa, lăng tẩm và nhiều công trình kiến ​​trúc khác trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.

Cổng Đền Hùng Phú Thọ

Cổng của Đền Hùng được xây dựng vào năm 1917, tức năm Khai Định thứ2, với chiều cao cổng là 8,5 mét, hai tầng và tám mái, lợp ngói giả. Bốn góc tầng mái trang trí hình Rồng và đắp nổi hai con Nghê. Chính giữa tầng một có khắc bốn chữ “Cao sơn cảnh hành”, tạm dịch là là “lên núi cao nhìn xa rộng”. Phía sau cổng đền còn đắp hai con hổ mang ý nghĩa là hiện thân của vật canh giữ thần.

den-hung-phu-tho2
Cổng đền

Đền Hạ gắn liền với truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”

Tương truyền, đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Phía sau ngôi đền này vẫn còn dấu tích của giếng "Mắt Rồng" nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng khi xưa.

Đền Hạ được xây dựng trên nền đất cũ vào khoảng thế kỷ 17-18. Kiến trúc của đền theo hình chữ nhị “nhị”, gồm 2 tòa là tiền bái và hậu cung, mỗi gian 1,5 m, có 3 gian. Kiến trúc của ngôi đền khá đơn sơ, không có nhiều họa tiết mỹ thuật trang trí cầu kì.

den-hung-phu-tho3
Đền Hạ

Đền Trung

Đền Trung ở Đền Hùng Phú Thọ còn gọi là Hùng Vương Tổ miếu, theo truyền thuyết, đây là nơi Vua Hùng cùng chư vị Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và bàn việc nước. Đây cũng là gắn liền với sự tích vua Hùng thứ 6 truyền ngôi cho Lang Liêu - vị hoàng tử có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

Đều có kiến trúc kiểu chữ “nhất”, với 3 gian tường hồi bít đốc, không có cột kèo, ba cửa trước nhìn về hướng nam. Chiều dài 7,2m, rộng 3,7m và cao 1,8m.

den-hung-phu-tho4
Đền Trung

Đền Thượng

Đền Thượng là đền cao nhất trong quần thể Đền Hùng, nằm trên đỉnh núi. Theo truyền thuyết, xưa kia, đây là nơi vua Hùng làm lễ tế trời đất và thần lúa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.

Kiến trúc đền Thượng theo kiểu chữ “vương”,  trang trí đơn giản, không chạm khắc tinh xảo, được chia làm 4 tầng: Tầng I - nhà chuông trống, tầng II – đại bái, tầng III – tiền tế và tầng IV – hậu cung.

den-hung-phu-tho5
Đền Thượng

Đền Giếng

Đền Giếng ở Đền Hùng Phú Thọ có tên chữ là Ngọc Tỉnh, tương truyền rằng đó là nơi hai vị công chúa của Hùng Vương thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi gương, vấn tóc. Hai bà có công lớn trong việc dạy dân trồng lúa nước, trị thủy nên được lập đền thờ để đời đời lưu giữ tại đây.Đ

den-hung-phu-tho6
Đền Giếng

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đền Tổ mẫu Âu Cơ được xây dựng vào năm 2001 và hoàn thành vào cuối năm 2004. Đường lên đền được xây dựng với 553 bậc đá Hải Lưu.

Đền được xây dựng trên núi Vặn, ngôi chùa mang phong cách kiến ​​trúc truyền thống. Cột, xà, đều được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, tường xây gạch bát. Chánh điện kiến ​​trúc theo kiểu chữ “đinh”, diện tích 137m2.

den-hung-phu-tho7
Đền tổ mẫu Âu Cơ

Đền thờ Lạc Long Quân          

Đền thờ Lạc Long Quân nằm trong quần thể di tích Đền Hùng bắt đầu xây dựng vào năm 2006 và hoàn thành tại núi Sim vào năm 2009. Nơi đây là vị trí đắc địa với thế “sơn chầu thủy tụ” cảnh quan hùng vĩ, uy linh. Các tượng đồng của Lạc Long Quân, các Lạc Hầu, Lạc tướng, được cất giữ trong đền thờ để người dân thờ phụng.

Đền là một công trình kiến ​​trúc chữ “đinh”, vật liệu chính là gỗ lim, sơn son thếp vàng. Các bức tường được bao phủ bởi gạch đỏ. Mái nhà lợp ngói mũi hài. Các công trình của Đền thờ Lạc Long Quân bao gồm Cổng đền, Phương đình, Tả Vũ, Hữu Vũ, trụ biểu, đền thờ.

den-hung-phu-tho9
Đền thờ Lạc Long Quân

Trên đây là kinh nghiệm khám phá Đền Hùng Phú Thọ, đây là một địa điểm tâm linh vô cùng xinh đẹp. Hy vọng bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị khi đặt chân tới vùng đất này!

Bài viết này thuộc series Du lịch

Xem thêm
Cùng chuyên mục