Cứu người say nắng nhanh chóng với 6 bước này
Dưới nền nhiệt cao trong những ngày hè, việc say nắng rất dễ xảy ra với tất cả mọi người. Đặc biệt là người già, người thường xuyên lao động ngoài trời.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều nơi trên cả nước đang ghi nhận mức nhiệt tăng cao trên 39 độ C. Thậm chí, tại một số tỉnh thành đã xuất hiện mức nhiệt trên 40 độ, vượt ngưỡng nắng nóng gay gắt.
Nắng nóng độc hại trong những ngày này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến nguy cơ bị say nắng, say nóng diễn ra nhiều hơn. Tình trạng này xuất hiện do mất nước, bài tiết mồ hôi cũng như sự rối loạn điều hòa thân nhiệt của cơ thể.
Tình trạng say nắng, say nóng thường diễn ra ở người lớn tuổi, người thường xuyên di chuyển và lao động ngoài trời. Người bị say nắng thường chóng mặt, da đỏ, mạch đập nhanh, tụt huyết áp, sốt cao và có thể bị ngất xỉu. Đối với trẻ em, biểu hiện thường gặp là quấy khóc, chán ăn, sốt hay thậm chí xuất hiện những cơn co giật nguy hiểm.
6 bước giúp bạn cứu người bị say nắng, say nóng nhanh chóng
Say nắng, say nóng có thể gây nguy hiểm đối với nhiều người. Do vậy, cần phải nhanh chóng tiến hành các bước sơ cứu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cụ thể, bạn có thể nhanh chóng sơ cứu một người đang bị say nắng, say nóng với 6 bước sau:
- Bước 1: Nhanh chóng di chuyển người bệnh đến khu vực râm mát
- Bước 2: Liên hệ với số 115 - đơn vị cấp cứu khẩn cấp hoặc các trung tâm y tế địa phương gần đó.
- Bước 3: Cởi bỏ bớt trang phục bên ngoài không cần thiết cho người bệnh
- Bước 4: Tiến hành kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên cho người bệnh
- Bước 5: Áp dụng các phương pháp làm mát cơ thể nhanh như xịt mát bằng nước, dùng quạt phun sương; chườm đá hoặc dùng khăn mát đắp lên vùng cổ, nách và bẹn. Nếu có thể, hãy cho người bệnh uống nước mát để bù nước.
- Bước 6: Thực hiện các thao tác để đánh giá mức độ tỉnh táo người bệnh như lay gọi, tiếp xúc, nói chuyện...
Sau khi tiến hành đánh giá mức độ tỉnh táo của người bệnh, bạn cần tiến hành thêm các bước sơ cứu quan trọng tiếp theo tùy theo từng trường hợp, như:
Trường hợp 1: Người bệnh tỉnh táo
Cho người bệnh nghỉ ngơi và bổ sung nước, chất điện giải.
Trường hợp 2: Người bệnh chưa hoàn toàn tỉnh táo
Tiếp tục làm mát cơ thể người bệnh trong khi chờ xe cấp cứu đến.
Trường hợp 3: Người bệnh bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (ho, thở, cử động)
Lúc này, bạn cần nhanh chóng tiến hành các bước hô hấp nhân tạo và chờ xe cấp cứu đến.
Cách phòng ngừa say nắng, say nóng
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để phòng chống say nắng, say nóng vào những ngày hè có chỉ số nhiệt lên cao thì việc nên ưu tiên là cần ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn có thể uống các loại nước có chất điện giải, nước trải cây để làm giảm nhiệt độ cơ thể, tránh tình trạng nguy hiểm.
Đối với trang phục mùa hè, hãy ưu tiên những loại quần áo có chất liệu thoáng mát, màu sáng. Không quên trang bị thêm các loại dù, mũ rộng vành để che nắng. Đồng thời, hãy sử dụng thêm các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 để bảo vệ da.
Nhằm ngăn ngừa cơ thể bị mất nước, hãy uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm nhiều nước để vừa làm mát, vừa bổ sung nước. Bên cạnh đó, không nên sử dụng các thức uống chứa caffeine hoặc cồn, bởi chúng gây nên tình trạng mất nước nhiều hơn cho cơ thể.
- 6 lưu ý cho người bệnh tiểu đường trong thời tiết nắng nóng
- Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trên cả nước như thế nào?
- Làm thế nào để bảo vệ làn da trong thời tiết nắng nóng?
- Nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết các điểm du lịch như thế nào?
- 6 lưu ý cho người bệnh tiểu đường trong thời tiết nắng nóng
- Làm thế nào để bảo vệ làn da trong thời tiết nắng nóng?
- Khắc phục tình trạng rối loạn tiền đình khi thời tiết thay đổi thế nào?
- Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
- 6 mẹo dùng quạt điện vừa tiết kiệm vừa an toàn trong mùa nắng nóng