Con đến tuổi “nổi loạn” cha mẹ ứng phó thế nào?
Những đứa trẻ vốn ngoan ngoãn cũng có thể trở nên rất nổi loạn khi đến tuổi thiếu niên, không tuân theo kỷ luật của cha mẹ và chống lại giáo viên của mình.
Người ta nói tuổi trẻ không nổi loạn là tuổi trẻ không trọn vẹn. Nổi loạn ở tuổi thiếu niên thực chất là một đặc điểm của trẻ em trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, tại sao một số trẻ có thể trải qua giai đoạn này một cách suôn sẻ, trong khi những trẻ khác lại đi đến cực đoan và làm những điều đáng tiếc? Con cái quá nổi loạn ở tuổi mới lớn, nguyên nhân sâu xa không phải ở con mà là do cha mẹ.
Ảnh minh họa.
Mai Trinh là cô bé ngoan và luôn khiến cha mẹ cô yên tâm. Nhưng mẹ của Mai Trinh gần đây đã phát hiện ra rằng con gái mình, đang học cấp 2, rất thân với một cậu bé cùng lớp, cả hai đến quán trà sữa để làm bài tập cùng nhau mỗi ngày sau giờ học.
Để thuận tiện cho việc liên lạc, mẹ của Mai Trinh sẽ cho cô bé quyền sử dụng điện thoại di động vào cuối tuần. Vào ngày hôm đó, người mẹ nghe thấy Mai Trinh nói chuyện điện thoại trong phòng, khi mẹ bước vào phòng, cô bé có vẻ hơi bối rối và nhanh chóng cúp máy. Hàng loạt hành vi bất thường gần đây của con gái khiến người mẹ rất nghi ngờ.
Cô sợ rằng mối quan hệ của con gái sẽ ảnh hưởng đến việc học. Một hôm cô đến đón con sớm bất chợt nhìn thấy Mai Trinh và cậu bạn thân bước ra khỏi lớp nói chuyện và cười đùa. Cậu bé còn tình cảm chạm vào đầu Mai Trinh.
Ngay khi con gái lên xe, người mẹ đã cảnh báo: "Sau này con không được phép kết giao với cậu bạn này, không được dùng điện thoại. Con gái phải yêu bản thân và giữ khoảng cách với con trai".
Thực chất, Mai Trinh chỉ nói chuyện vui vẻ với bạn nam này trong lớp, đó là mối quan hệ bạn bè tốt chứ không phải mối quan hệ nam nữ tình cảm như mẹ nghĩ. Nhưng mẹ chưa một lần nghe Mai Trinh giải thích.
Càng nghĩ, cô bé càng tức giận, cho rằng mẹ cấm đoán. Mai Trinh và cậu bạn này dần dần phát triển thành mối quan hệ “cặp đôi” , thậm chí có lúc còn cố tình nắm tay nhau trước mặt mẹ. Người mẹ đã rất tức giận khi thấy con gái mình ngang ngược như vậy. Cô không biết làm thế nào mà cô con gái vốn ngoan ngoãn của mình lại lên cấp 2 như một con người khác, yêu đương, cãi lại bố mẹ và nổi loạn.
Tuổi vị thành niên là giai đoạn khả năng tự nhận thức của trẻ được nâng cao, trong giai đoạn này trẻ đặc biệt ghét sự ràng buộc từ cha mẹ. Cha mẹ càng siết chặt thì con càng nổi loạn. Nhiều bậc phụ huynh không nhận ra điều này cho đến khi điều gì đó xảy ra với con họ, nhưng lúc đó thì đã quá muộn.
Nắm bắt cảm giác về ranh giới của tình yêu
Trẻ vị thành niên không còn là những đứa trẻ suốt ngày bám lấy cha mẹ và muốn được cha mẹ quan tâm, bầu bạn. Trẻ vị thành niên có thế giới riêng và vòng giao tiếp xã hội của riêng mình, nếu lúc này cha mẹ vẫn không muốn buông tay và kiềm chế trẻ quá chặt, trẻ chắc chắn sẽ càng phản kháng nhiều hơn.
Vì vậy, nếu muốn con cái trải qua giai đoạn đặc biệt này một cách suôn sẻ, cha mẹ yêu con phải yêu thương có chừng mực và có ranh giới.
Cảm giác về ranh giới là gì? Tức là cha mẹ nên dành cho con cái sự tôn trọng vừa đủ, không tùy tiện xâm phạm đời tư của con. Hãy để trẻ làm những việc độc lập mà chúng có thể tự làm.
Ảnh minh họa.
Giảm kỳ vọng đối với con cái
Tại sao cha mẹ thường không hài lòng về con khi con đến tuổi vị thành niên? Điều này là do cha mẹ có những kỳ vọng cao và không thực tế đối với con cái của họ trong giai đoạn này.
Tại sao con bạn phải chia sẻ cuộc sống riêng tư với bạn? Tại sao trẻ phải ngoan ngoãn, biết điều? Có thể trước đây đứa trẻ đã làm rất tốt điều này, nhưng đứa trẻ đang lớn lên và thay đổi, kỳ vọng của cha mẹ đối với đứa trẻ cũng nên thay đổi, chúng ta không thể luôn than thở trước đây đứa trẻ đã tốt như thế nào.
Là cha mẹ, chúng ta phải học cách bao dung và chấp nhận những thay đổi của con trong bất kỳ giai đoạn nào.
Giao tiếp với con cái và chú ý đến các kỹ năng
Trẻ vị thành niên nhạy cảm hơn nên cha mẹ phải chú ý đến kỹ năng, lời nói của mình khi giao tiếp với con.
Ở giai đoạn này, trẻ em rất háo hức được công nhận và chúng hy vọng được giao tiếp bình đẳng với cha mẹ.
Để giao tiếp với trẻ vị thành niên đạt hiệu quả cao, trước hết cha mẹ phải học cách thay đổi bản thân. Vì thay đổi mình dễ hơn thay đổi con cái.
Ví dụ, bạn có thể buông bỏ sự uy nghiêm của cha mẹ và giao tiếp với con cái như những người bạn, chủ đề trò chuyện không giới hạn trong học tập, bạn có thể nói về những điều thú vị khác nhau.
Sự lớn lên của trẻ là một quá trình phức tạp, cha mẹ phải đóng những vai trò khác nhau ở những giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ. Đôi khi cha mẹ kỳ vọng quá nhiều ở con cái, nên biến kỳ vọng này thành động lực để thay đổi bản thân, như câu nói “Hãy tự giáo dục mình trước khi giáo dục người khác”.
Cha mẹ có tức giận mấy cũng không được đánh vào 5 bộ phận trên cơ thể con