Chuẩn bị mâm cúng Tất niên nên chú ý điều gì?
Mâm cúng Tất niên không chỉ là một nét văn hoá mà còn là bữa cơm sum họp gia đình những ngày đoàn viên.
Với mỗi người Việt, Tết là những ngày đoàn tụ, khoảnh khắc sum họp của mọi thành viên trong gia đình sau một năm xuôi ngược. Và mâm cúng Tất niên cũng là một trong những nét văn hoá cổ truyền. Cả nhà quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những vui buồn trong một năm vừa qua, những dự định trong năm mới.
Thường những ngày đầu năm mới, mọi người đều sẽ đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng, đãi khách khứa. Và mâm cơm Tất niên chính là bữa cơm sum họp, gắn kết gia đình với mong muốn một năm mới vững lòng hơn, vui vẻ hơn.
Ý nghĩa của mâm cúng Tất niên:
Từ bao đời nay, mâm cúng Tất niên ngày Tết đều có một ý nghĩa nhất định. Mâm cơm Tất niên không đơn giản là mâm thức ăn cúng tổ tiên, mà còn thể hiện mong muốn của mỗi người với một năm mới bình an, hạnh phúc, thành công.
Mâm cúng này được bày biện cẩn thận, không chỉ đẹp mắt mà còn phải chuẩn bị sao thật con, chất lượng nhất có thể.
Mỗi miền, mâm cúng Tất niên đều có sự khác nhau. Nếu như miền Bắc đặc trưng với canh móng giò hầm măng, bánh chưng, giò lụa, giò xào, xôi, miến xào lòng gà, nem… thì mâm cơm Tất niên miền Trung có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc và giá chua… Còn đối với miền Nam thì có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, gà luộc...
Ngoài mâm cúng Tất niên bao gồm các món mặn, mâm ngũ quả để cúng gia tiên cũng là một trong những điều không thể thiếu. Các gia đình có thể chọn 5 loại quả khác nhau, mỗi loại sẽ tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc của loại quả đó. Thường là những loại quả có cái tên thể hiện niềm hy vọng như mãng cầu (Cầu), dừa (Vừa), đu đủ (Đủ), xoài (Xoài), sung...
Chiều 30 Tết, gia đình cũng chuẩn bị hương và đèn để cúng kiến. Trong đó, hương tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Còn đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ).
Mâm cơm cúng Tất niên nên chú ý điều gì?
Theo quan niệm phong tục của người Việt Nam, đối với mâm cơm Tất niên, trước hết phải chuẩn bị đầy đủ hương, đèn. Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời và luôn phải có 2 cây đèn hai bên ban thờ. Hương tượng trưng cho tự tinh tú, kết nối giữa âm và dương.
Mỗi gia đình bày trí mâm cúng Tất niên tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Bàn thờ chính để hoa tươi, quả tươi, tiền vàng mã. Hoặc cũng có thể đặt bánh chưng, chè, xôi trên bàn thờ chính. Hoa bày trên bàn thờ cũng phải là hoa tươi.
Để chuẩn bị cho việc cúng Tất niên, các gia đình cần lau chùi bàn thờ sạch sẽ, trang hoàng bàn thờ với mâm ngũ qủa, hoa tươi, hương, đèn nến đầy đủ. Nhà cửa cũng phải lau dọn sạch sẽ, hoa đào, hoa mai, quất… cũng được mua về đề rang trí, tuỳ vào phong tục từng vùng miền mà những vật cúng Tất niên cuối năm có thể khác nhau.
Mâm cỗ cũng cũng phải được đảm bảo đủ tiêu chí ngũ hành. Trước đây, sở dì đầy đủ các món ăn như vậy do quanh năm chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức các món ăn ngon như vậy. Bên cạnh đó mâm cỗ Tết còn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.
Cùng với sự thay đổi của thời gian mâm cỗ tất niên ngày nay đã mất đi dần những món ăn truyền thống bởi lẽ cuộc sống ngày nay đã sung túc hơn. Các bà nội trợ có thể làm bất cứ những món ăn ngon lúc nào, mà thay thế vào mâm cơm tất niên ngày nay là những món ăn đặc sản, hiện đại hoặc khẩu vị ăn uống của từng gia đình cũng khác nhau như các loại nem rán, nem chua, chân giò muối, đĩa nộm hay thịt bò kho…
Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.
Mâm cúng Tất niên 3 miền:
Mâm cúng Tất niên miền Bắc:
Theo phòng tục của người miền Bắc thì, mâm cơm tất niên, đối với cỗ nhỏ phải đủ 4 bát 4 đĩa. Với cỗ lớn thì phải 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa. Có nhiều gia đình, mâm cúng Tất niên phải xếp cao hai, ba tầng.
Đĩa cúng tất niên không thể thiếu gồm: Thịt gà, thịt lợn, giò, chả quế. Ngoài ra, có thêm một đĩa xôi gấc để mong cả năm có vận đỏ, may mắn ngập tràn.
Bốn bát trên mâm gồm: Móng giò hầm măng, miến nấu lòng gà, bát bóng thẻ, bát mọc nấm thả. Ngoài ra, còn có bánh chưng, hành muối và nem rán. Các gia đình cũng cần có thêm những món tuỳ từng khẩu vị như thịt đông, nộm…
Mâm cúng Tất niên miền Trung:
Mâm cúng Tất niên Tết miền Trung không yêu cầu 4 bát 4 đĩa như miền Bắc, thế nhưng không thể thiếu những món như giò lụa, thịt gà, thịt lợn, măng khô, miến xào, ram. Và bánh chưng, bánh Tét với dưa muối ngon lành là một trong những món ăn kèm không thể thiếu.
Mâm cúng Tất niên miền Nam:
Miền Nam có khí hậu, thời tiết nắng nóng. Chính vì điều nay, mâm cúng Tất niên miền Nam luôn ưu tiên những món ăn nguội.
Người miền Nam với tinh thần hào sảng, chính vì thế các món ăn trong mâm cơm Tất niên cũng phong phú không kém. Bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm, canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa), đĩa gỏi tôm thịt, đĩa thịt heo luộc, đĩa dưa giá, đĩa nem, đĩa chả giò và không thể không có củ kiệu.
Gợi ý một số mâm cúng Tất niên đầy đủ:
Mâm cũng Tất niên miền Bắc:
Mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc bao gồm các món sau:
1. Bánh chưng
2. Dưa hành
3. Giò nạc, giò thủ
4. Hành cuốn
5. Nem
6. Rau nộm
7. Măng ninh lưỡi lợn
8. Mọc nước
9. Cơm 3 bát
Mâm cũng Tất niên miền Trung:
1. Bánh chưng, bánh tét
2. Dưa món củ kiệu
3. Giò lụa
4. Thịt đông
5. Gỏi gà bóp rau răm
6. Nem
7. Măng ninh khô
8. Canh miến
9. Cá chiên hay ram
10. Cơm 3 bát
Mâm cúng Tất niên miền Nam:
1. Bánh tét
2. Dưa giá củ kiệu
3. Thịt heo luộc
4. Thịt kho tàu
5. Gỏi cuốn
6. Nem
7. Gỏi tôm thịt
8. Măng tươi ninh
9. Khổ qua nhồi thịt
10. Cơm 3 chén
Mâm ngũ quả trong mâm cúng Tất niên:
Khi lựa chọn các loại quả trong mâm ngũ quả, hãy lưu ý lựa chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, vừa đủ chính, đẹp mắt. Các bạn có thể lựa chọn dưa hấu, cam, quýt, táo, chuối, phật thủ… Một lưu ý khi chọn mâm ngũ quả chính là không nên dùng quả xanh hay quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa ly, thược dược…
Sau khi hoàn thành bài trí mâm cỗ, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ thắp hương đọc văn khấn. Những người còn lại làm lễ theo. Việc cúng lễ này chính là lòng thành của con cháu để gửi lời mời ăn Tết tới thần linh, tổ tiên, gia tiên…
Một số hình ảnh mâm cỗ cúng Tất niên:
Năm 2022 là một năm nhiều khó khăn. Nếu có thể, hãy dành thời gian bên mâm cơm Tất niên cùng gia đình vào đêm giao thừa để sưởi ấm lại tình thân, xua đi những lo âu và củng cố niềm tin vào tương lai.
Xem thêm: Tin tức xã hội tại Việt Nam mới nhất hôm nay