Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 02/12/2023, 11:00 (GMT+7)

Giải đáp câu hỏi: “Cây cỏ xước có tác dụng gì?”

Chắc hẳn khi nhắc đến cây cỏ xước rất nhiều bạn còn lạ lẫm nhưng trong bài thuốc chữa bệnh thì đây là loại cây được dùng khá phổ biến. Tìm hiểu chi tiết, có rất nhiều bạn thắc mắc cây cỏ xước có tác dụng gì?

Có thể nói, đây là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người. Để hiểu rõ hơn cũng như tìm kiếm câu trả lời về vấn đề cây cỏ xước có tác dụng gì, hãy cùng Tạp chí Tiếp thị & Gia đình tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cây cỏ xước

Cây cỏ xước là gì ?

Trước khi giải đáp câu hỏi cây cỏ xước có tác dụng gì chúng ta cần tìm hiểu chi tiết được loại thảo dược này. Cây cỏ xước được biết đến là loài cây sống khá lâu năm trong tự nhiên, cấu tạo là thân thảo khá mềm, được ước chừng cao khoảng 1 mét, là hình quả trứng mép lượn sóng.

Bàn luận về thành phần của cây cỏ xước, các chuyên gia đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho loại thảo dược này. Cỏ xước chứa khá nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là phần rễ cây chứa khá nhiều saponin và nhiều loại dưỡng chất khác như ecdysteron, achiranthin, glucose, galactose và muối kali. Saponin có tác dụng giảm cholesterol, nguy cơ gây ung thư, tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch và được coi như một chất chống oxy hóa.

Đặc điểm của cây cỏ xước

Cây cỏ xước là loại cây thuộc họ của rau dền còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Nam Ngưu. Đây là một loại cây phổ biến, mọc hoang trên đường rất nhiều.

Cỏ xước ưa thích sống và sinh trưởng ở vùng đất tốt có ánh sáng tự nhiên đặc biệt ở những vùng quê.

Có khá nhiều người chưa biết, cây cỏ xước góp mặt trong nhiều bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh nguy hiểm được người dùng đánh giá cao.

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chia cây cỏ xước thành các loại riêng biệt là cỏ xước cù xì, cỏ xước lông trắng, cỏ xước Ấn Độ, cỏ xước xám đỏ.

Những đối tượng nên dùng cây cỏ xước

  • Những người thường xuyên bị đau lưng, mỏi gối và đau nhức xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
  • Đối tượng bệnh nhân suy thận, thận yếu, chức năng thận kém, người mắc viêm cầu thận, vàng da, nặng chân.
  • Người bị nhiễm mỡ máu cao, đề phòng các chứng bệnh về tim mạch.
Tìm hiểu về cây cỏ xước (Ảnh: sưu tầm)
Tìm hiểu về cây cỏ xước (Ảnh: sưu tầm)

Cây cỏ xước có tác dụng gì ?

Là một trong những loài cây phổ biến, dược liệu chữa bệnh an toàn và lành tính tất cả các bộ phận của cây cỏ xước đều được ứng dụng trong điều trị bệnh.

Loại dược liệu có vị chua, tính mát và vị hơi đắng có tác dụng cải thiện một số chứng bệnh như:

Hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh về xương khớp

Điều trị bệnh xương khớp là câu trả lời đầu tiên dành cho mọi người cây cỏ xước có tác dụng gì. Cách bào chế để chữa bệnh tương đối đơn giản, chúng ta cần kết hợp thêm nhiều loại thảo dược khác nhằm tăng hiệu quả lên gấp nhiều lần cụ thể:

  • Rễ cỏ tranh, hà thủ ô, thổ phục linh, cỏ nhọ nồi, ngải cứu, thương nhĩ tử. Tất cả đều được đong đếm kỹ lưỡng sắc nước uống đều đặn hàng ngày, chúng ta uống liên tục trong khoảng từ 7-10 ngày bệnh sẽ được cải thiện.
  • Ngoài ra bạn có thể đau lưng, xương khớp bằng cách ngâm rượu cụ thể các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cỏ xước, vòi voi, kim ngân hoa, địa linh phục sinh, hy thiêm, ké đầu ngựa, cây đau xương, cây gai.

Những bài thuốc chữa bệnh đều bắt nguồn từ những mẹo dân gian do đó chúng ta cần thực hiện đều đặn, kiên trì để hiệu quả chữa bệnh đạt cao nhất.

Cây cỏ xước hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, huyết ứ

Thắc mắc của mọi người về cây cỏ xước có tác dụng gì chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua khả năng điều trị rối loạn kinh nguyệt và huyết hư. Bài thuốc được tận dụng và kết hợp từ nhiều loại thảo dược khác nhau.

Cụ thể: rễ cây cỏ xước, cỏ cú, nghệ xanh, rễ gai, ích mẫu tất cả được sắc chung với nước uống trong ngày.

Làm đẹp da

Sử dụng cỏ xước để làm đẹp da cũng được rất nhiều chị em áp dụng. Cách bào chế tương đối đơn giản : cỏ ngũ sắc khi được hái và mang rửa sạch cùng với nước, cùng với đó tiến hành giã nhuyễn sau đó đắp lên mặt khoảng 15 phút để các tinh dầu có thể thẩm thấu được vào sâu bên trong da.

Thực hiện cách làm đẹp này một tuần khoảng 2 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì đắp mặt thường xuyên sẽ giúp da của chị em ngày càng được mịn màng và mụn được cải thiện đáng kể.

Điều trị các bệnh về gan và thận

Cây cỏ xước còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến gan, nhiễm trùng thận, viêm bàng quang… Bạn chỉ cần kết hợp cây cỏ xước cùng nhiều loại thảo dược khác như cỏ tranh, mã đề, mộc thông… mang sắc uống hàng ngày.

Chữa gout từ cây cỏ xước

Bệnh gout là chứng bệnh khá phổ biến mà nhiều người mắc phải do chứa quá nhiều axit uric dẫn đến hiện tượng sưng khớp khiến cho người bệnh đi lại khó khăn và cảm giác đau nhức.

Nhằm cải thiện chứng bệnh này, có nhiều người sử dụng cỏ xước kết hợp cùng rễ cây cẩu trùng vĩ, rễ bưởi bung sao vàng hạ thổ. Đun hỗn hợp trên lấy nước uống hàng ngày trong tuần sẽ hiến tình trạng đau buốt xương khớp giảm hẳn.

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước (Ảnh: sưu tầm)
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước (Ảnh: sưu tầm)

Dùng cây cỏ xước chữa bệnh cần kiêng những gì ?

Nhắc đến cây cỏ xước người ta sẽ liên tưởng ngay đến bài thuốc chữa bệnh cải thiện hiệu quả với sức khỏe tương đối cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý đến một số điều sau để tránh những nguy hiểm không mong muốn xảy đến, cụ thể:

  • Những cá nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Với phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, đường ruột có nguy cơ cao gặp những tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… chúng ta cần lưu ý khi sử dụng.
Những điều cần kiêng khi sử dụng cây cỏ xước (Ảnh: sưu tầm)
Những điều cần kiêng khi sử dụng cây cỏ xước (Ảnh: sưu tầm)

Trên đây là những thông tin về cỏ xước và là câu trả lời cây cỏ xước có tác dụng gì đồng thời giúp cải thiện nhiều chứng bệnh khác nhau. Hàng loạt thông tin chia sẻ này có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thảo dược này cùng công dụng trong quá trình chữa bệnh và làm đẹp.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!

Cùng chuyên mục