Cách nghiên cứu tiếp thị chỉ trong 30 phút, thương hiệu nào cũng nên áp dụng
Nghiên cứu tiếp thị có thể trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết khi thương hiệu có sự hỗ trợ của AI và các công cụ giám sát phù hợp.
Tại sao thương hiệu cần nghiên cứu tiếp thị?
Nghiên cứu tiếp thị là gì?
Nghiên cứu tiếp thị là quá trình thu thập, phân tích và diễn giải thông tin về thị trường, bao gồm: sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, nhóm tập trung, đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành…
Mục đích và lợi ích của việc nghiên cứu tiếp thị
Khi nghiên cứu tiếp thị, thương hiệu sẽ thực hiện nhiều nghiên cứu và rút ra được những lợi ích quan trọng, gồm:
- Nghiên cứu người tiêu dùng: Hiểu nhu cầu, sở thích và mức độ hài lòng của khách hàng.
- Phân tích thị trường: Đánh giá tiềm năng của thị trường và thị phần hiện có.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Phân tích chiến lược và hiệu suất của đối thủ, đánh giá mức độ bão hòa của thị trường.
- Đánh giá nỗ lực tiếp thị: Xem xét hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị thông qua việc so sánh với dữ liệu lịch sử.
- Nghiên cứu thăm dò: Xác định cơ hội và xu hướng mới trên thị trường, từ đó tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Đánh giá ý tưởng kinh doanh: Tiến hành nghiên cứu để phát triển và đổi mới sản phẩm.
Thông thường, có 2 loại nghiên cứu thị trường dựa trên nguồn dữ liệu:
- Nghiên cứu chính: Dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu mới, ví dụ như qua khảo sát và phỏng vấn.
- Nghiên cứu thứ cấp: Dựa vào dữ liệu hiện có do người khác tạo ra và thu thập để hỗ trợ nghiên cứu của bạn.
Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn được phân loại theo số lượng và mức độ chi tiết của dữ liệu như: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Cách nghiên cứu thị trường chỉ trong 3 bước
Bước 1: Sử dụng công cụ AI
Cách nhanh chóng và hiệu quả để nghiên cứu thị trường là sử dụng công cụ tiếp thị AI. Các công cụ này có thể cung cấp thông tin cần thiết theo cách cụ thể chỉ trong vài giây.
Dưới đây là ba công cụ AI phổ biến:
- Chat GPT: Là một AI đàm thoại đa năng, cung cấp phản hồi dựa trên dữ liệu huấn luyện và thông tin trực tuyến. Thích hợp cho nghiên cứu thị trường thứ cấp.
- Perplexity: Tập trung vào tính chính xác và cập nhật của dữ liệu, dựa trên các nguồn trực tuyến uy tín. Thích hợp cho nghiên cứu thị trường thứ cấp.
- Brand24: Kết hợp kiến thức của Chat GPT với phân tích dữ liệu riêng. Hữu ích cho nghiên cứu chính và thứ cấp, phù hợp với cả nghiên cứu định tính và định lượng.
Bước 2: Hỏi đối tượng mục tiêu và nhóm tập trung
Khi thu thập phản hồi của khách hàng, bạn có thể áp dụng:
- Khảo sát: Sở thích, mong muốn, mục tiêu… mà khách hàng hướng đến.
- Phỏng vấn: Thực hiện các cuộc phỏng vấn thực tế.
Có 2 cách để thực hiện nghiên cứu cơ bản về khách hàng như sau:
- Sử dụng công cụ chuyên dụng: Google Forms, SurveyMonkey, Survey Lab, Zoho Survey…
- Ủy quyền cho nhóm: Phân công cho toàn bộ nhóm thực hiện phỏng vấn để có kết quả nhanh hơn.
Bước 3: So sánh với đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước cuối cùng quan trọng trong mọi nghiên cứu tiếp thị. Bởi việc hiểu rõ những gì đối thủ cạnh tranh đang thực hiện sẽ giúp bạn xác định các khoảng trống trên thị trường, phát hiện xu hướng mới và tìm kiếm cơ hội để tạo sự khác biệt cho thương hiệu.
Ngoài ra, phân tích cạnh tranh hỗ trợ thương hiệu trong việc dự đoán và ứng phó với các mối đe dọa, đảm bảo rằng bạn luôn duy trì khả năng cạnh tranh và đổi mới.
Có thể thấy rằng, nghiên cứu tiếp thị là một quá trình đầy thách thức, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực song nó có thể đóng vai trò then chốt trong thành công của bạn. Nghiên cứu tiếp thị giúp định hình chiến lược tiếp thị, cung cấp thông tin quan trọng về nhân khẩu học của khách hàng và giúp bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.