Cách nấu canh cua mồng tơi thơm ngon, thanh mát cực dễ làm
Cách nấu canh cua mồng tơi đơn giản, ngọt thanh, không bị tanh và giúp thanh nhiệt vào mùa hè. Canh cua mồng tơi là một món ăn dân dã và quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu canh cua mồng tơi cho gia đình dưới đây nhé.
Tìm hiểu về cua đồng
Trước khi đến với cách nấu canh cua, hãy cùng tìm hiểu qua về cua đồng và những lợi ích về sức khỏe của nó nhé.
Cua đồng là gì?
Cua đồng là loại cua thường được dùng để nấu canh cua còn được biết đến với cái tên khoa học là Somanniathelphusa Sinensis hay là Điền giải, thuộc nhóm cua nước ngọt. Ở Việt Nam, cua đồng thường sống ở trong những hang, hốc bờ ruộng hay ở những con kênh, rạch.
Đặc điểm của cua đồng: Mai cua có màu vàng đậm, 2 càng thì có một to một nhỏ, gòn cua màu vàng cháy trong khi thân thì có màu nâu vàng. Thịt cua đồng có vị ngọt tươi, hơi tanh, mặn nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất như sodium và purines.
Thành phần dinh dưỡng có trong cua đồng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 100g cua đồng không bao gồm phần mai và yếm sẽ có chứa các hàm lượng dinh dưỡng cụ thể như sau:
-
Chứa 74,4g nước
-
Chứa 12,3g protid
-
Chứa 3,3g lipid
-
Chứa 2g glucid
-
Chứa 8,9g calo
Bên cạnh những dưỡng chất chiếm tỉ lệ lớn thì thịt cua đồng còn chứa những dưỡng chất khác như vitamin B1, B2,PP... sắt, photpho, muối khoáng và đặc biệt là hàm lượng canxi cực kỳ cao.
Lợi ích từ cua có thể bạn chưa biết
Với hàm lượng các dưỡng chất cao có trong cua đồng, thì những lợi ích của việc ăn cua đồng là rất nhiều. trong đó có thể kể đến một số lợi ích như sau:
-
Hàn gắn xương và hoạt huyết: Theo quan niệm đông y thì cua là loại thực phẩm có tính hàn, vị mặn, có tính hơi độc, có tác dụng gán kết, hoạt huyết và hàn gắn xương nên thường được các thầy thuốc đông y sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Trong đông y, cua đồng được gọi với cái tên là điền giải.
-
Giúp ngăn ngừa loãng xương và còi xương: Vì trong cua đồng có hàm lượng canxi cao nên có tác dụng bổ sung canxi rất tốt, đặc biệt là trị còi xương cho trẻ em và ngăn ngừa lão hóa xương ở người già và người lớn tuổi. Đặc biệt trong cua đồng còn chứa nhiều canxi photphat có tác dụng điều trị hoặc ngăn chặn nồng độ canxi huyết thấp đối với những người thiếu canxi hoặc lượng canxi cung cấp trong chế độ ăn hàng ngày không đủ.
-
Giúp điều trị chấn thương: Theo y học cổ truyền, cua có tác dụng rất tốt đối với việc giúp gân cốt liền nhanh và chứa những máu bầm sau khi bị chấn thương.
-
Giúp giải nhiệt cơ thể: Vì cua đồng có vị mặn và tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt cơ thể khá tốt vào mùa hè bằng cách nấu thành những món ăn khác nhau. Tuy nhiên vì cua có tính hàn cho nên nếu ăn quá nhiều sẽ bị "lạnh bụng" dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài, đau bụng…
-
Giúp điều trị chứng kén ăn và khó ngủ: Cua đồng được coi là một trong những vị thuốc đông y chữa bệnh kén ăn và mất ngủ cực hiệu quả, đặc biệt là với những người hay trong tâm trạng bồn chồn, kén ăn, mất ngủ hoặc ngủ được ít.
-
Giúp chữa vết thương: Một tác dụng nữa mà cực ít là cua đồng cũng có thể chữa các vết thương đụng đập hay lở loét bằng cách giã nát cua đồng rồi đem đi đun sôi với rượu. Phần bã thu được thì đem đắp vào vết thương.
Cua đồng kỵ với những gì?
Mặc dù có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Nhưng nếu như bạn không biết cách nấu và kết hợp cua đồng với những loại thực phẩm phù hợp thì rất dễ gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn cũng như mọi người trong gia đình. Và dưới đây là một số điều bạn cần kiêng kỵ nếu ăn cua đồng nhé:
-
Không ăn cua đồng sau khi uống trà hay ăn hồng: Bởi trong hồng và trà có chất tannin, mà chất này nếu như kết hợp với cua đồng thì sẽ làm thịt cua cứng lại rất dễ gây nên triệu chứng đau bụng, buồn nôn hay bị tiêu chảy…
-
Không ăn món ăn ăn được chế biến từ cua chết hoặc không ăn cua đồng chết nhé bởi khi cua chết, lúc nấu sẽ xuất hiện một hoạt chất gọi là histidine rất có hại đối với cơ thể con người. Nếu như ăn phải sẽ bị đau bụng, buồn nôn hoặc thậm chí gây nên một số bệnh nguy hiểm tới sức khỏe hơn.
-
Không ăn cua đồng còn sống: Trong cua đồng sống có chứa rất nhiều sán và ký sinh nên việc ăn cua đồng sống như ăn các món gỏi thì việc người ăn mắc phải bệnh sán, nhiễm ký sinh trùng là rất cao. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Nhưng lưu ý khi ăn cua đồng
Được biết đến là một vị thuốc đông y và có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Nhưng vẫn có những đối tượng không được ăn cua đồng bởi sẽ ảnh hưởng tới bệnh hoặc sức khỏe. Cụ thể có những lưu ý sau:
-
Người mới ốm khỏi hoặc đang ốm thì không nên ăn cua đồng bởi cua đồng có tính hàn, nên nếu ăn thì có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng hoặc lâu khỏi hơn.
-
Người mắc bệnh gout không nên ăn cua đồng bởi vì cua đồng có hàm lượng protein rất cao, nên nếu như người mắc bệnh gout ăn phải thì bệnh tình sẽ chuyển nặng hơn rất nhiều.
-
Phụ nữ có thai chỉ nên ăn cua đồng sau khi mang bầu được 5 tháng bởi lúc này thai nhi đã phát triển tốt và có khả năng hấp thụ những dưỡng chất từ cua.
-
Không ăn cua sôngs vì có chứa nhiều sán và ký sinh trùng. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao không nên ăn cua đồng vì hàm lượng cholesterol có trong cua đồng cực kỳ cao.
Cách nấu canh cua mồng tơi thơm ngon
Vào những ngày hè nắng oi ả, được thưởng thức bữa cơm với canh cua mồng tơi và bát cà muối giải nhiệt ngày hè thì còn gì bằng. Hãy cùng vào bếp để thực hiện cách nấu canh cua mồng tơi này nhé.
Nguyên liệu chuẩn bị
Với cách nấu canh cua mồng tơi này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
-
Nửa kg cua đồng
-
1 mớ rau mồng tơi
-
1 mớ rau đay
-
1 quả mướp hương
-
Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt, mắm tôm…
Cách nấu canh cua mồng tơi tại nhà
Bước 1: Cua đồng sau khi mua về nên rửa lại thật sạch, nếu thấy cua còn hơi bẩn thì nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút để cua nhả hết sạch những chất bẩn ra. Sau đó rửa lại cua thật sạch với nước.
Tiếp theo tách mai, lột bỏ phần yếm và lấy phần gạch cua ra để riêng ở một bát con. Còn phần thịt sau khi lấy được thì đem giã nhuyễn hoặc dùng máy xay để xay nhuyễn với chút muối. Dùng phần cua xay nhuyễn trộn với nước lọc rồi lọc qua rây để lấy phần nước, bỏ phần bã đi.
Bước 2: Nhặt rau đay và rau mồng tơi, nhặt bỏ hết những lá dập, héo, vàng, thối, và bỏ đi phần cuống già, sau đó đem rau đi rửa sạch với nước muối loãng. Rửa xong thì đem thái nhỏ. Còn mướp hương thì gọt vỏ, rửa sạch rồi đem thái thành từng miếng vừa ăn.
Bước 3: Cho phần nước cua vừa thu được sau khi lọc qua rây vừa nãy cho vào nồi và bắc lên bếp đun ssooi. Lúc nước sôi phải điều chỉnh lại mức lửa nhỏ để tránh làm nước cua bị trào ra bên ngoài khi lửa quá to. Khi phần thịt của cua kết tủa trên bề mặt thì hãy dùng muôi gạt nhẹ sang một bên nồi và tiến hành nêm nếm sao cho hợp khẩu vj. Có thể thêm 1 thìa mắm tôm nếu như bạn có thể ăn được. Nên nhớ không được dùng muôi khuấy canh bởi sẽ làm thịt cua bị rã ra.
Bước 4: Thực hiện chưng gạch cua bằng cách cho chảo lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn, cho hành vào phi thơm để tạo mùi sau đó mới cho gạch cua vào. Đợi tới khi nồi canh cua đang nấu vừa chín tới thì hãy thêm gạch cua vừa chưng vào, đun cho đến khi sôi đều một lần nữa thì cho rau mồng tơi và rau đay, mướp hương vào. Rau chín thì tắt bếp.
Thành phẩm canh cua mồng tơi
Múc canh cua rau đay ra tô lớn và thưởng thức. Bát canh cua mồng tơi thơm ngon, có vị ngọt thanh kết hợp với bát cà muối ăn với cơm thì ngon gì sánh bằng.
Mẹo chọn mua cua tươi ngon
Để mua được cua đồng ngon về nấu canh cua mồng tơi, bạn cần lưu ý những điều sau để chọn được con cua ngon nhất nhé:
-
Nên chọn những con cua đồng còn sống, bò khỏe và đầy đủ các bộ phận, không thể thiếu chân hoặc càng.
-
Nên chọn những con cua đồng có thân màu nâu vàng, thân đầy đặn, càng cua to thì sẽ là cua đồng tươi ngon.
-
Không nên chọn những con cua quá nhỏ, bò lờ đờ hay bị gãy rụng chân hoặc càng bởi có thể cua này đã để lâu và không ngon.
Với cách nấu canh cua mồng tơi được trình bày ở trên, hy vọng rằng bạn sẽ có thể nấu được bát canh cua mồng tơi để bổ sung dinh dưỡng và giúp giải nhiệt mùa hè cho cả gia đình. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của danh mục Bếp nhà của Tiếp thị và Gia đình để biết cách nấu nhiều món ăn ngon khác nhé.