Thứ hai, 24/07/2023, 16:24 (GMT+7)

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Cách khắc phục là gì?

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không sẽ phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, chất lượng sứ, tay nghề của bác sĩ thực hiện và phương pháp chăm sóc răng miệng.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không là thắc mắc của không ít người khi có nhu cầu muốn bọc sứ. Theo chuyên gia và các bác sĩ nha khoa, câu trả lời là có và không. Cụ thể:

Quá trình thực hiện bọc sứ sẽ không gây hôi miệng nếu đảm bảo các yếu tố:

  • Đúng với chỉ định
  • Kỹ thuật mài, chụp sứ chuẩn xác
  • Bác sĩ có tay nghề cao
  • Thiết bị hiện đại
  • Chất liệu sứ an toàn, không gây kích ứng
  • Phương pháp chăm sóc răng miệng khoa học, lành mạnh

Ngược lại, nếu các yếu tố về kỹ thuật, thiết bị, vật liệu và cách chăm sóc như trên không đảm bảo, răng sau khi bọc sứ sẽ dễ dẫn đến hôi miệng.

rang-su-bi-hoi-mieng
Nếu kỹ thuật, thiết bị, vật liệu và cách chăm sóc răng sứ không đúng sẽ gây hôi miệng (Ảnh: Freepik)

Nguyên nhân gây ra hôi miệng sau khi bọc sứ

Sau một thời gian sử dụng răng sứ, nếu tình trạng hôi miệng dần xuất hiện, bạn có thể lưu ý đến một số nguyên nhân dưới đây:

Mão sứ có chất lượng kém

Mão sứ được làm từ đa dạng chất liệu khác nhau. Mỗi loại sứ sẽ có độ bền, độ cứng và giá trị thẩm mỹ không giống nhau để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Việc lựa chọn loại sứ giá rẻ, kém chất lượng có thể khiến răng dễ bị biến chất, oxy hóa nhanh trong quá trình sử dụng. Từ đây, tình trạng hôi miệng sẽ xuất hiện kéo theo kích ứng, sưng, viêm nướu,.. 

Bọc sứ sai cách

Răng sứ có kỹ thuật bọc phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật và tính cẩn thận, chuẩn chỉnh cao. Nếu như bác sĩ nha khoa có tay nghề kém, thiết bị máy móc không đảm bảo sẽ khiến mão sứ không được chụp khít với cùi răng thật, tạo nên kẽ hở.

Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, thức ăn thừa cùng mảng bám sẽ dễ bị dính vào các kẽ hở. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi, gây ra mùi hôi của khoang miệng. 

Vệ sinh răng miệng kém khoa học

Vệ sinh là một trong những phương pháp chăm sóc răng bọc sứ đặc biệt quan trọng. Trong quá trình ăn uống, nếu không làm sạch ngay sau đó sẽ tạo nên các mảng bám, cặn thức ăn thừa. Đây là cơ hội để vi khuẩn tấn công răng miệng, chúng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.

rang-su-bi-hoi-mieng 2
Các mảng bám, cặn thức ăn thừa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây hôi miệng (Ảnh: Freepik)

Ngoài ra, nếu cao răng hình thành quá nhiều nhưng không được làm sạch kịp thời sẽ rất dễ gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,..

Răng bị oxy hóa trong quá trình sử dụng

Oxy hóa đặc biệt diễn ra ở răng sứ kim loại, do thành phần dễ chịu ảnh hưởng bởi vi khuẩn, axit có trong nước bọt, hóa chất,.. Khi bị oxy hóa, răng sứ kim loại sẽ biến chất, gây kích ứng, sưng viêm vùng nướu và gây ra mùi hôi khó chịu.

Răng sứ bị nứt

Răng sứ có thể bị nứt vì chất lượng không đảm bảo hoặc gặp chấn thương khi sử dụng. Nứt mão sứ khiến việc vệ sinh bị hạn chế, vi khuẩn dễ xâm nhập và sản sinh, gây hôi miệng. 

Bệnh lý nha khoa

Người bẩm sinh bị hôi miệng hay đã mắc các bệnh lý nha khoa nhưng được điều trị dứt điểm sẽ khiến sức khỏe răng miệng giảm sút, dễ gây hôi miệng. Do vậy, trước khi bọc sứ, bạn nên được điều trị bệnh nha khoa sau đó mới tiến hành phục hình răng. 

Một số bệnh lý khác của cơ thể

Không chỉ răng miệng mà một số bệnh lý khác trong cơ thể cũng dễ gây nên tình trạng hôi miệng. Ví dụ như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, tiểu đường,.. có thể là nhân tố khiến sức khỏe răng miệng giảm sút, dễ gây hôi miệng và mắc nhiều bệnh lý nha khoa khác.

rang-su-bi-hoi-mieng 3
Một số bệnh lý trong cơ thể cũng dễ gây nên tình trạng hôi miệng (Ảnh: Freepik)

Phương pháp khắc phục tình trạng hôi miệng khi bọc sứ

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không và nguyên nhân gây ra hôi miệng khi bọc sứ có thể dựa trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục vấn đề này với những phương pháp như sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để hạn chế tình trạng hôi miệng sau bọc sứ, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách: 

  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mảnh, mềm cùng kem đánh chứa Flour
  • Chải răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng khắp các mặt theo chiều từ trên xuống hoặc xoay tròn và từ trong ra ngoài trong khoảng 2 phút
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý, dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch sau mỗi bữa ăn từ 20 - 30 phút.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

  • Hạn chế ăn nhai những thực phẩm có độ cứng, dai hoặc cay nóng nhiều
  • Không nên ăn những món chứa nhiều đường, dầu mỡ, có tính axit cao,..
  • Không nghiến răng hoặc có những tác động lực không phù hợp lên răng
  • Không sử dụng răng để cắn, xé mác, mở nắp chai,..
  • Không hút thuốc lá

Thăm khám nha khoa định kỳ

Khi tình trạng hôi miệng nghiêm trọng và khó có thể tự cải thiện, bạn cần thăm khám tại các cơ sở, phòng khám nha khoa uy tín.

cong-nghe-rang-su 2
Tham gia thăm khám tại các cơ sở, phòng khám nha khoa uy tín (Ảnh: Freepik)

Khi tham khám, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định, đánh giá và lời khuyên để điều trị phù hợp như:

  • Lấy cao răng, làm sạch bề mặt và kẽ răng bằng các thiết bị, dụng cụ nha khoa chuyên sâu
  • Sử dụng thuốc hoặc các biện pháp nội khoa khác để điều trị tình trạng viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,..
  • Phục hình lại răng để đảm bảo mão sứ ôm khít, sát cung răng, không tạo khoảng trống, kẽ hở
  • Chỉ định bệnh nhận điều trị bệnh lý nha khoa cùng các bệnh lý khác để hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Ngoài ra, trước khi quyết định bọc răng sứ, người làm nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, máy móc hiện đại. Đồng thời, cần thăm khám để được tư vấn loại răng sứ, công nghệ bọc phù hợp, hạn chế những biến chứng sau này.

Bài viết này thuộc series Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu nhằm tái tạo và cải thiện thẩm mỹ, chức năng cho răng.

Xem thêm
Cùng chuyên mục