Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 23/10/2024, 13:53 (GMT+7)

Biến số lượng lớn thực phẩm chức năng giả thành mặt hàng có thương hiệu rồi bán trên sàn thương mại điện tử

Các đối tượng đặt mua thực phẩm chức năng trôi nổi trên mạng, không rõ địa chỉ, không có hoá đơn chứng từ rồi ghi người nhận là bà Tô Hạnh Nhi cùng địa chỉ nhận là Tổ 11, ấp Trảng Ba Chân, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi nhận hàng, bà Nhi sẽ bán trên các tài khoản thương mại điện tử do mình đăng ký.

Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Tây Ninh vừa triệt phá 02 điểm kinh doanh trên nền tảng số (thương mại điện tử), thu giữ hơn 3680 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn, bao bì hàng hoá, hàng hoá nhập lậu, hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ; trị giá hàng hoá ước tính khoảng 292 triệu đồng, theo Cổng thông tin Cục quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh.

Qua làm việc, bà Tô Hạnh Nhi (chủ hàng hoá) cho biết số hàng hoá trên do ông Phan Trọng Hiếu sinh năm 2000 ngụ ấp Đông Tiến, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đặt mua trôi nổi trên thị trường, trên mạng internet, không rõ địa chỉ, không có hoá đơn chứng từ rồi ghi nơi nhận là tên bà Tô Hạnh Nhi và địa chỉ nhận là Tổ 11, ấp Trảng Ba Chân, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi nhận hàng, bà Nhi sẽ bán trên các tài khoản thương mại điện tử do mình đăng ký.

Cùng ngày, theo lời khai của bà Tô Hạnh Nhi, Đội Quản lý thị trường số 4 tiếp tục khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại điểm tập kết hàng hoá thuộc tổ 5, ấp Hội Thạnh, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh do ông Phan Trọng Hiếu (anh của bà Tô Hạnh Nhi) sinh năm 2000 làm chủ.

2
Cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn sản phẩm là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, giày các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá.

Qua khám xét, Tổ kiểm tra phát hiện 150 đơn vị sản phẩm là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, giày các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá. Trị giá hàng hoá ước tính 30 triệu đồng.

Qua làm việc ông Hiếu cho biết số hàng hoá trên đều không có hóa đơn chứng từ, là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả do ông mua trôi nổi trên thị trường với giá thấp hơn so với sản phẩm thật, sau đó đăng bán trên các tài khoản do mình đăng ký trên sàn thương mại điện tử.

10
Sản phẩm hàng hóa cơ quan chức năng thu giữ

Kiểm tra nhà kho của đối tượng Nhi, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều thùng giấy carton, bên trong chứa rất nhiều thực phẩm chức năng, thuốc bảo vệ sức khỏe và các dụng cụ dán nhãn, tem, đóng hộp. Nhi cho biết toàn bộ hàng hóa thuộc sở hữu của vợ chồng Hiếu và Hào.

Cơ quan chức năng mời làm việc, kiểm tra nhà thuê của vợ chồng Hiếu và Hào ở xã Tân Hội, huyện Tân Châu, phát hiện nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có chủng loại tương tự.

Hiếu, Hào, Nhi khai nhận, mua bán thực phẩm chức năng giả từ đầu năm 2024 đến nay. Nguồn hàng này do Hiếu đặt mua qua mạng xã hội, thông qua dịch vụ giao hàng nhanh để nhận hàng hóa, sau đó, tiếp tục qua sàn thương mại điện tử Shopee bán lại kiếm lời.

8
Các đối tượng đặt mua thực phẩm chức năng trôi nổi trên mạng, không rõ địa chỉ, không có hoá đơn chứng từ

Cơ quan chức năng xác định, từ ngày 1/1-1/6/2024, số đơn hàng hoàn tất của các tài khoản của đối tượng Hào, Hiếu là hơn 14.000 đơn, tổng giá trị đơn hàng hoàn tất trên 1 tỷ đồng.

Không nên sử dụng tùy tiện thực phẩm chức năng

Các bác sĩ cho rằng, thực phẩm chức năng (TPCN) khi sử dụng phải có sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Đặc biệt, khi sử dụng những loại TPCN không bảo đảm nguồn gốc xuất xứ thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo các bác sĩ, TPCN là con dao 2 lưỡi, trước khi sử dụng phải xem cơ thể có cần thiết phải bổ sung hay không. Bởi, cơ thể mỗi người khác nhau, việc dung nạp thuốc sẽ khác. Nếu người có bệnh lý nền về gan, thận dùng không đúng sẽ gây suy gan, suy thận...

Các chuyên gia cho rằng TPCN cũng chỉ là “thực phẩm”. Bởi, không có nghiên cứu, chứng minh đạt hiệu quả rõ ràng nên chúng được xếp vào nhóm TPCN. Nếu sử dụng tùy tiện sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc do thừa chất, thậm chí biến chứng.

7
Mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc về bà Nhi sẽ bán trên các tài khoản thương mại điện tử do mình đăng ký.

Chẳng hạn, đối với người không có dấu hiệu loãng xương hay thiếu can-xi nhưng vẫn bổ sung thêm can-xi thì sẽ dẫn đến thừa can-xi, gây ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Bên cạnh đó, thừa can-xi còn gây ra tình trạng quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung thừa trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.

Biến chứng nếu sử dụng TPCN không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến dư thừa có thể kể như thừa vitamin D dẫn đến bệnh sỏi thận; thừa vitamin C sẽ gây tiêu chảy, nổi mụn, đau đầu, buồn nôn và phá hủy chức năng của thận, gây sỏi thận; thừa acid folic có thể gây ung thư, đau bao tử, khó ngủ, tim đập nhanh, co giật...

Trong khi đó, tình trạng TPCN bị làm giả xuất hiện nhiều trên thị trường và khó kiểm soát, nếu sử dụng những loại sản phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, da phồng rộp, trụy tim mạch, huyết áp giảm, khó thở... Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về thận, gan, mật...

Cùng chuyên mục