Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 19/10/2024, 06:09 (GMT+7)

Liên tục nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử

Với các hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu; Đội trưởng Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt các cơ sở này số tiền gần 30 triệu đồng.

Thực hiện kế hoạch về công tác thương mại điện tử năm 2024, Đội QLTT số 5 phân công công chức tiến hành cập nhật, theo dõi các đối tượng có kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Qua đó, phát hiện dấu hiệu vi phạm của 03 trường hợp đăng bán sản phẩm trên trang website thương mại điện tử, mạng xã hội facebook có cơ sở kinh doanh ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

16.10.24.1
Sản phẩm được đăng bán trên websie thương mại điện tử

Sau khi nắm địa điểm, đối tượng kinh doanh, thu thập các thông tin liên quan; Đội QLTT số 5 tổ chức kiểm tra đột xuất tại 03 cơ sở. Kết quả, Đoàn kiểm tra phát hiện, xác lập hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm về không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, theo Cổng thông tin Cục quản lý thị trường Tiền Giang.

Vào các ngày 30/9, 04/10 và 11/10/2024, Đội trưởng Đội QLTT số 5 ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 trường hợp vi phạm; số tiền xử phạt tổng cộng gần 30 triệu đồng. Đến nay, các cơ sở này đã thực hiện xong Quyết định.

16.10.24.2
Đội QLTT số 5 kiểm tra hàng hóa tại địa điểm kinh doanh

Trong thời gian tới, Đội QLTT số 5 sẽ tiếp tục theo dõi, rà soát, cập nhật các website, ứng dụng bán hàng, mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử lớn của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh trên địa bàn quản lý vào Hệ thống INS. Tập trung đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn vi phạm; tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, cho ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân có bán hàng, giới thiệu sản phẩm trên môi trường không gian mạng.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, tình hình kinh doanh hàng lậu, giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên không gian mạng còn phổ biến, nhưng số vụ xử lý chưa tương xứng. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, bối cảnh nền kinh tế mở cùng với tốc độ gia tăng của TMĐT (nhất là TMĐT xuyên biên giới) sẽ ngày càng đặt ra cho công tác quản lý thị trường nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp hơn.

Bộ trưởng đề nghị lực lượng quản lý thị trường cả nước tập trung đấu tranh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, phấn đấu tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất trong nước. Các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động nghiệp vụ, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, phục vụ công tác; tập trung đào tạo, đào tạo lại cán bộ về mặt nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ sử dụng CNTT và khả năng đấu tranh với vi phạm trên môi trường TMĐT. 

Cùng chuyên mục