Thứ hai, 27/11/2023, 12:15 (GMT+7)

Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu ăn cua được không? Thành phần dinh dưỡng từ cua và những lưu ý khi ăn

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Bầu 3 tháng đầu ăn cua được không? Là câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu thắc mắc. Cua là thực phẩm quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng nhưng không chắc chắn là sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Trong bài viết này hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Cua có thành phần dinh dưỡng gì?  

Bầu 3 tháng đầu ăn cua được không? Cua là loại hải sản vô cùng bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Do hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên cua được coi là nguồn dinh dưỡng tự nhiên quý giá còn góp phần ngăn chặn một số bệnh phổ biến hiện nay.

bau-3-thang-dau-an-cua-duoc-khong-1
Cua chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, từ lâu cua là món ăn ưa chuộng trong những bữa cơm gia đình. Trong đó cua rất giàu chất dinh dưỡng như canxi, natri, kali, photpho sắt và protein... 100g cua tương đương với 17,5 gam protein, 453 mg natri và 120 mg canxi... Đây là những khoáng chất rất tốt cho xương và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Bầu 3 tháng đầu ăn cua được không?  

Dù cua có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn nhưng bà bầu 3 tháng đầu ăn cua được không? Phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm và không phải thực phẩm bổ dưỡng nào cũng thực sự phù hợp cho giai đoạn đầu thai kỳ. Cùng điểm qua những lý do mẹ không nên bổ sung cua trong 3 tháng đầu nhé!

Độc tố trong cua biển

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm độc cho các loài cua sống trong nước. Theo một số nghiên cứu, hàm lượng thủy ngân trong thịt cua là 0,21 – 0,33 mg/kg.

Thủy ngân được biết đến là một chất độc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng vận động của thai nhi. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng xấu đến các giác quan của bà bầu và gây khó thở.

Không chỉ vậy, hàm lượng cholesterol cao trong cua còn có thể làm tăng hàm lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể mẹ bầu. Dư thừa cholesterol, nguyên nhân chính gây nên các mảng bám trong mạch máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở con người nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng.

bau-3-thang-dau-an-cua-duoc-khong-2
Hàm lượng thủy ngân có trong cua biển khá cao

Nguy cơ gây dị ứng của cua

Là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cua cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Điều này khiến mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như nổi mề đay, dị ứng… nguy hiểm hơn là gây dị tật thai nhi hoặc gây sảy thai.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ thống miễn dịch của mẹ bầu thường nhận định một số protein trong cua là “dị nguyên”. Do đó, khi mẹ bầu ăn cua, cơ thể sẽ có cơ chế chống lại các kháng nguyên lạ và sản sinh ra các kháng thể để kích hoạt các chất gây dị ứng như histamin và serotonin.

Vì vậy, bà bầu vẫn có thể ăn cua nhưng nên ăn cua với số lượng hạn chế trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì lúc này thai còn yếu nên phải hết sức cẩn thận. Ngoài ra, nếu ăn cua, mẹ bầu phải chọn những con cua tươi, đem về nhà và chế biến kỹ để đảm bảo an toàn.

bau-3-thang-dau-an-cua-duoc-khong-3
Mẹ bầu có thể bị dị ứng khi ăn cua

Những lưu ý khi bà bầu 3 tháng ăn cua        

Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau khi ăn cua:

  • Không ăn cua vào buổi tối, vì cua chứa nhiều calo. Nếu ăn cua vào bữa tối, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt. Tốt nhất, bà bầu nên ăn cua vào bữa trưa.

  • Cua chứa một lượng nhỏ thủy ngân, một số chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu nên ăn điều độ. Chỉ ăn 168 gam cua trong một tuần, chia làm 2 bữa. Phụ nữ mang thai thể trạng kém, có nguy cơ dị ứng không nên dùng hoặc nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo an toàn.

  • Các mẹ cần chú ý khi chọn cua, không mua cua sống ở những vùng có hàm lượng thủy ngân cao hoặc chất lượng nước ô nhiễm.

  • Không ăn thịt cua sống để tránh ngộ độc, nhiễm khuẩn. Cua chỉ nên ăn khi đã chín hoàn toàn.

  • Không ăn thịt cua đông lạnh.

  • Cua chứa rất nhiều chất đạm, bà bầu nên ăn cua ngay sau khi được nấu chín.

bau-3-thang-dau-an-cua-duoc-khong-4
Mẹ bầu không nên ăn cua vào buổi tối vì chua chứa hàm lượng calo cao

Một số món ngon nấu từ cua cho mẹ bầu  

Chắc hẳn, ngoài thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu ăn cua được không, các mẹ còn rất tò mò về những món ngon liên quan đến cua phải không? Còn chần chừ gì nữa, tham khảo nhanh những món ăn dưới đây nhé!

Canh cua

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cua đồng: 300 gam.

  • Cà chua, me.

  • Đậu hũ

  • Hành lá, rau răm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch cua, tách mai lấy gạch cua. Sau đó, mẹ cho phần thân cua vào máy xay hoặc cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cua.

  • Bước 2: Mẹ chiên vàng đậu phụ, sau đó cho cà chua và hành tây thái múi cau vào, cho nước me cho vào đun sôi.

  • Bước 3: Mẹ bắc nồi nước riêu cua lên bếp, đun lửa vừa đến khi riêu cua kết lại và nổi lên mặt nước, đun tiếp khoảng 3-4 phút.

  • Bước 4: Đầu tiên mẹ cho cà chua và nước cốt me vào nồi nước riêu cua, sau đó cho đậu đã chiên vào đun khoảng 2-3 phút. Nêm nếm gia vị rồi cho hành, rau răm vào.

bau-3-thang-dau-an-cua-duoc-khong-5
Canh cua tốt cho mẹ bầu

Bún riêu cua

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bún: 1kg.

  • Cua đồng: 400 gam,

  • Thịt xay: 100 gram.

  • Tôm khô: 50gr.

  • Trứng gà: 2 quả.

  • Cà chua, đậu phụ, hành...                      

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ cắt đậu thành từng miếng nhỏ và chiên cho đến khi chín vàng. Sau đó cắt nhỏ cà chua và xào trong 1-2 phút.

  • Bước 2: Mẹ rửa sạch cua đồng, sau đó tách mai yếm của cua, rồi đem xay nhuyễn phần thân cua. Mẹ đổ xác cua vào tô nước lọc, bóp nhẹ rồi gạn nước lấy thịt.

  • Bước 3: Mẹ bắc nồi đun riêu cua và để lửa vừa. Mẹ dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để riêu cua cô đặc lại thành cục và nổi lên trên mặt nước.

  • Bước 4: Trong lúc chờ nước dụng, mẹ làm chả tôm từ tôm khô, thịt bằm để ăn kèm.

  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cho chả tôm và đậu đã chiên vào nồi nước riêu cua cho nóng. Mẹ nhúng bún cho nóng rồi cho vào bát, đổ nước dùng và trang trí.

Cua biển hấp

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cua biển.

  • Bia.

  • Hành tây, gừng, sả, ớt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ cần làm tê liệt cua, lật ngửa cua, dùng dao tách bỏ yếm cua rồi đâm xuyên qua ức cua. Mẹ rửa sạch hành, gừng băm nhuyễn, sả và ớt thái nhỏ.

  • Bước 2: Mẹ cho cua đã sơ chế vào nồi hấp và đổ gừng, sả, ớt đã chuẩn bị sẵn vào. Mẹ rót bia lên cua rồi đậy nắp vặn nhỏ lửa. Sau 5 phút mẹ để lửa liu riu trung bình khoảng 15 phút.

  • Bước 3: Mẹ đợi đến khi ghẹ chín có màu vàng cam đẹp mắt thì tắt bếp.

bau-3-thang-dau-an-cua-duoc-khong-6
Cua biển hấp bổ dưỡng cho mẹ bầu

Nem cua

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt lợn xay.

  • Cua bể.

  • Trứng gà.

  • Su hào, cà rốt, đu đủ.

  • Miến, giá, mộc nhĩ.

  • Bánh tráng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ bắc nồi lên, luộc chín cua lấy thịt, rồi cho trứng vào luộc chín, tách lòng đỏ ra dầm nhỏ. Mẹ gọt vỏ cà rốt, su hào, đu đủ rồi nạo sợi dài. Mẹ ngâm mọc nhỏ rồi thái sợi, rửa sạch giá.

  • Bước 2: Mẹ cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước 1 vào tô lớn, thêm một chút hạt nêm và trộn đều.

  • Bước 3: Cuốn nem. Sau đó, mẹ bắc chảo lên, đun sôi dầu và cho chả vào chiên.

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về bầu 3 tháng đầu ăn cua được không. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các chị em giải đáp được thắc mắc của mình. Ba tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất khi mang thai vì vậy mẹ bầu cần tìm hiểu những kiến thức chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng trong giai đoạn này để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chúc bạn có hành trình làm cha mẹ thuận lợi!

Cùng chuyên mục