Thứ tư, 03/04/2024, 17:04 (GMT+7)

Bác sĩ khuyên nên làm 7 điều để phòng ngừa đột quỵ

Hoàng Nguyên (Theo Gia đình mới)

Đầu tháng 4, cả nước đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi đạt ngưỡng 39 độ C. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ để đối phó với thời tiết nắng nóng và phòng ngừa đột quỵ.

BS.CKI Vũ Văn Nam, khoa Thần kinh - Đột quỵ, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, môi trường nắng nóng với nền nhiệt cao là yếu tố nguy cơ dẫn tới hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có đột quỵ não gây tử vong.

dot quy nao

Nắng nóng làm thân nhiệt tăng cao. Cơ thể thích nghi tốt nhất ở mức nhiệt 25 độ C. Khi thân nhiệt lên đến 40 độ C sẽ rơi vào tình trạng mất muối và nước khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động quá mức gây ảnh hưởng hệ tim mạch, hô hấp, gan thận và hệ thần kinh…

Để đối phó với thời tiết nắng nóng và phòng ngừa đột quỵ, bác sĩ Nam khuyên:

  1. Nên uống đủ nước, hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt.
  2. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp.Với người làm việc hay tập luyện ngoài trời cần đảm bảo nghỉ giải lao, mặc quần áo mỏng nhẹ, sáng màu để tránh nhiệt tích tụ.
  3. Những trường hợp còn lại, nếu buộc phải ra ngoài trời khi thời tiết nóng, cần mặc áo chống nắng, mũ rộng vành.
  4. Người cao tuổi cần hạn chế thay đổi môi trường đột ngột.
  5. Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ protein, tăng cường rau xanh, trái cây hạn chế rượu bia, thức ăn nhanh.
  6. Tập luyện thể dục đều đặn, phù hợp với độ tuổi và thể trạng.

Bác sĩ Nam nhấn mạnh, phòng ngừa đột quỵ là ưu tiên hàng đầu. Mỗi người nên chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ. Những người có sẵn các bệnh lý nền như rung nhĩ, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu… cần kiểm soát tốt, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.

Người trên 60 tuổi, có rối loạn mỡ máu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp hay tiền sử hút thuốc lá... có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Người làm việc ngoài trời với cường độ cao, kéo dài cũng cần cảnh giác.

Nếu xuất hiện đột ngột triệu chứng bất thường như rối loạn ý thức, nói khó, tê yếu tay chân, méo miệng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đau đầu… cần nhanh chóng gọi cấp cứu và đến cơ sở y tế có năng lực điều trị đột quỵ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ não là 4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu đầu tiên.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục