Ăn quả mắc kham có ích lợi gì cho sức khỏe?
Mắc kham là loại quả đang "gây sốt" trên các hội nhóm của mạng xã hội. Loại quả được mệnh danh là "khổ trước sướng sau" này có tác dụng gì với sức khỏe không?
Mắc kham là loại thực vật có quả ăn được thuộc họ Diệp Hạ Châu. Quả mắc kham có hình tròn, vỏ mọng, có hạt, có màu xanh, khi chín hơi vàng nhạt. Quả có vị hơi chua và đắng nhẹ, hậu vị ngọt. Tại Việt Nam, quả mắc kham còn gọi là me rừng, chùm ruột núi, quả lý gai… Loại quả này đang vào mùa chín tại núi rừng Tây Bắc.
Mắc kham được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền vởi có tính mát, tác dụng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát... Hạm lượng vitamin C cao cũng một số thành phần trong mắc kham khiến nó không chỉ là món ăn vặt được được ưa thích mà còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Đó là:
Tăng cường miễn dịch
Quả mắc kham giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy tăng sinh thực bào - tế bào miễn dịch chuyên biệt giúp "nuốt chửng" những tác nhân xâm nhập gây hại cho cơ thể. Ăn quả mắc kham đem đến nhiều tác dụng đối với hệ miễn dịch như giảm tổn thương tế bào và viêm nhiễm, đặc biệt tình trạng viêm mãn tính có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2, bệnh tim hay các rối loạn tự miễn dịch…
Hỗ trợ tiêu hóa
Nước ép mắc kham còn được biết đến với công dụng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích tiết dịch dạ dày, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược axit dạ dày và táo bón.
Hạ đường huyết
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh này, ăn hoặc uống nước ép quả mắc kham có thể giúp hạ đường huyết cũng như cân bằng lượng đường trong máu.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Quả mắc kham có công dụng làm giảm mức cholesterol và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Quả mắc kham còn có tác dụng giảm huyết áp dựa trên cơ chế hoạt động tương tự như thuốc giãn mạch có tác dụng mở rộng mạch máu, từ đó tăng cường lưu thông máu và giảm huyết áp.
Chống lão hóa
Vitamin C là một chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương tế bào và giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Do hàm lượng vitamin C cao lý tưởng nên quả mắc kham có nhiều lợi ích trong việc chống lão hóa. Chúng bao gồm: Ngăn ngừa phân hủy collagen giúp da có độ đàn hồi và săn chắc; Thúc đẩy sự phát triển tóc và ức chế một loại enzyme gây rụng tóc; Bảo vệ và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng có liên quan tới tuổi tác bằng cách cải thiện sức khỏe ti thể của tế bào mắt.
Kháng khuẩn
Theo ScienceDirect, cả chiết xuất nước và hữu cơ của quả mắc kham đều cho thấy hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại các khuẩn như Bacillus cereus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Serratia marcescens, Klebsiella ozaenae, Proteus mirabilis, Salmonella paratyphi A và B , và Klebsiella pneumonia, Pasteurella multocida và Candida albicans...
Một số lưu ý khi ăn mắc kham
- Không ăn quá nhiều mắc kham vì có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa...
- Nếu đang uống thuốc điều trị tiểu đường type 1 và type 2, bạn cũng không nên ăn mắc kham do tác dụng giảm lượng đường trong máu của loại quả này.
- Người bị các rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu cần hỏi bác sĩ khi ăn mắc kham bởi lợi quả này có tác dụng làm loãng máu và ngăn hình thành cục máu đông. Điều này cũng được khuyến cáo trước khi phẫu thuật do nguy cơ chảy máu cao.
- Mắc kham có thể gây dị ứng cho một số người. Nếu xuất hiện hiện tượng lạ sau ăn như nổi mẩn ngứa, phát ban... hãy liên hệ bác sĩ gấp.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú nên hạn chế ăn mắc kham vì chưa có nghiên cứu ở nhóm đối tượng này.
- Không dùng mắc kham khi đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin D
- Sử dụng máy tính gây hại cho mắt nhiều hơn điện thoại?
- Trời chuyển rét sâu, bác sĩ cảnh báo người dân cẩn thận 2 bệnh nguy hiểm
- “Chuột rút” khi ngủ có phải chỉ do thiếu canxi không?
- Bạn nên làm gì trong những ngày lạnh để bảo vệ sức khỏe?
- Cần lưu ý những gì để kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh?