Thứ ba, 21/11/2023, 11:34 (GMT+7)

7 lưu ý cho gia chủ khi thiết kế nhà ở có người lớn tuổi

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Đối với những gia đình có người lớn tuổi, việc thiết kế nhà ở sao cho thân thiện, an toàn và tiện lợi là điều đặc biệt quan trọng không thể bỏ qua.

Người lớn tuổi có sức khỏe và cơ thể yếu, khó vận động linh hoạt như người khỏe mạnh bình thường. Do đó, khi thiết kế nhà ở, bạn cần ưu tiên sự tối giản, tiện lợi và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn.

Dưới đây là 7 điều lưu ý khi thiết kế nhà ở có người già mà gia chủ nên tham khảo và áp dụng. 

1. Lối vào nhà

  • Trang bị ghế ngồi để thay giày, dép

Ghế ngồi thay giày, dép là một trong những món nội thất nên có, đặc biệt là gia đình có người già. Bởi lúc này, việc cúi người xuống để đi giày, dép không còn dễ dàng với họ và nguy cơ ngã rất dễ xảy ra. Việc bố trí ghế ngồi không chỉ tăng tính thoải mái mà còn đảm bảo an toàn. 

thiet-ke-nha

Lưu ý, khi chọn ghế ngồi thay giày, dép nên chọn độ cao phù hợp, không quá thấp hay cao sẽ gây khó khăn khi vận động đứng lên, ngồi xuống.

  • Chiều cao của gầm tủ giày phù hợp

Cần lưu ý rằng, chiều cao và chiều sâu của kệ giày cũng phải được chú ý khi thiết kế. Tốt nhất là nên kiểm soát độ cao trên 35cm, để người lớn tuổi dễ dàng nhìn thấy ngay giày, dép muốn đi mà không cần phải cúi xuống tìm.

Ngoài ra, chiều cao để giày phù hợp dành cho người già được khuyến khích là khoảng 30cm.

2. Phòng khách

Khi thiết kế nhà ở phù hợp với người già, không gian phòng khách nên ưu tiên sự rộng rãi, thoải mái. Hãy loại bỏ những món đồ nội thất rườm rà, không cần thiết.

thiet-ke-nha 1

Khi lựa chọn ghế sofa, hãy lưu ý đến chất liệu và kích thước. Chiều cao của ghế phù hợp là 43cm và chất liệu tốt nhất nên cứng, phẳng để bảo vệ phần thắt lưng. Nếu muốn sử dụng bàn cà phê thì chiều cao cần cao hơn đệm sofa và tránh các thiết kế có góc nhọn.

3. Nhà bếp

  • Đối với bàn ăn

Bàn ăn nên có kích thước vừa đủ và nên chọn hình dáng tròn. Điều này không chỉ giúp không khí gia đình đầm ấm, quây quần mà còn hạn chế các va chạm từ góc cạnh. 

Trường hợp cần sử dụng bàn dài thì nên lựa chọn loại bo góc, chống va chạm.

thiet-ke-nha 2
  • Đối với tủ bếp

Khi chọn mua tủ bếp, nên ưu tiên loại có khoảng trống ở giữa tủ nên càng cao càng tốt. Bởi nó giúp người lớn tuổi dễ dàng cất giữ đồ dùng hàng ngày. 

Ngoài ra, hãy bố trí thêm một cạnh bán cong cho mặt bàn ở phần rỗng để có thể dùng ngón tay cầm khi sử dụng tủ dưới tránh bị rơi.

4. Lối đi

Với các lối đi trong nhà, hãy thiết kế kích thước lớn hơn 80cm để tạo điều kiện cho xe lăn dễ dàng đi lại. Đồng thời, nên lắp đặt tay vịn trên tường.

Bên cạnh đó, gia chủ có thể cân nhắc việc sử dụng đèn sàn để chiếu sáng. Có thể cài đặt chế độ thông minh tự động để giúp việc đi lại hàng ngày và thức dậy vào ban đêm trở nên thuận tiện hơn.

thiet-ke-nha 3

5. Phòng ngủ

Khi thiết kế nhà ở, phòng ngủ là không gian để thư giãn, nghỉ ngơi nên cần phải cân nhắc kỹ càng. Nếu dành cho người lớn tuổi, cần cân nhắc những điều sau:

  • Không gian rộng rãi

  • Nội thất đơn giản

  • Có thể sử dụng giường y tế hoặc kê thêm một chiếc giường nhỏ để tiện chăm sóc

  • Phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng phù hợp

thiet-ke-nha 4

6. Ban công

Ban công thường là nơi để hóng gió, phơi quần áo. Để thuận tiện hơn, hãy đặt máy giặt ngay tại ban công để giảm khoảng cách đi lại. Đồng thời, nên chọn máy giặt đứng, có ký hiệu và chữ tiếng Việt, dễ sử dụng. 

Nếu muốn sử dụng máy giặt lồng ngang cần nâng chiều cao của máy lên. Người già sẽ không cần phải cúi xuống quá nhiều để sử dụng. Bên cạnh đó, dây phơi nên đặt không quá cao và trang bị thêm cây phơi đồ.

thiet-ke-nha 5

7. Phòng tắm

Phòng tắm là không gian dễ xảy ra các tai nạn, tình huống nguy hiểm nên phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn. Cụ thể:

  • Sử dụng sạch sàn chống trơn trượt, bề mặt bằng phẳng, không được có các vật thể nhô cao như rãnh cửa trượt, dải giữ nước.

  • Khu vực tắm vòi sen phải rộng rãi, có hình chữ nhật. Tốt nhất là không gian nên rộng thoáng dành cho 2 người lớn để thuận tiện chăm sóc. 

  • Cần có tay vịn nhà vệ sinh, ghế gấp trong phòng tắm và các bộ phận an toàn cơ bản khác.

thiet-ke-nha 6

Việc thiết kế nhà ở thuận tiện, an toàn trên thực tế không chỉ phù hợp với người già. Gia chủ có thể cân nhắc những lưu ý trên để hướng đến đầu tư cho cuộc sống trong tương lai của mình. 

(Nguồn ảnh: Freepik)

Cùng chuyên mục