Thứ tư, 22/02/2023, 09:52 (GMT+7)

Xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo đạt 6.5-7 triệu tấn trong năm 2023

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6.5-7 triệu tấn trong năm 2023, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao.

Vào ngày 21/02 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công thương tổ chức đã tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023. Trong hội nghị bên phía Tổng cục Hải quan thống kê số liệu sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến giữa tháng 2/2023 đạt  579,793 tấn gạo, trị giá 304.8 triệu USD.

Dành 6.6 triệu tấn gạo cho xuất khẩu

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan tại hội nghị, tính đến giữa tháng 2/2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 579,793 tấn gạo, trị giá 304.8 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu gạo giảm 10% về lượng và gần 3% về giá trị.

anh xuat khau gạo
Dự báo sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 6.6 triệu tấn trong năm 2023

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, giá xuất khẩu gạo trung bình trong tháng 1/2023 đạt 519.3 USD/tấn, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm 2022, đây chính là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo trong năm 2023.

Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2023 vẫn tiếp tục chiếm lĩnh những thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước (đạt trên 129,323 tấn), giảm 44.7% so với cùng kỳ năm 2022 (do trong tháng 1/2023 có hai kỳ nghỉ lễ kéo dài là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán).

Còn đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng trên 13.2% với số lượng 47,424 tấn, tăng 13.2% với cùng kỳ năm 2022. Sự tăng trưởng này có được là do hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã trở lại bình thương tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc khi Trung Quốc mở cửa biên giới phía Bắc từ ngày 08/01/2023.

Trong tháng 1 cũng ghi nhận mức tăng trưởng 100% sang thị trường Indonesia trong khi cùng kỳ năm 2022 Indonesia không phát sinh hoạt động nhập khẩu từ Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia chiếm 24% tổng xuất khẩu của cả nước tương đương 85,925 tấn (chủ yếu là chủng loại gạo trắng cao cấp và gạo thơm).

Một số chủng loại gạo xuất khẩu trong tháng 1/2023 vẫn được ưa chuộng trên thị trường: gạo thơm các loại (ST24, ST25, ĐT8, Hàm Châu, Nàng Hoa…), gạo jasmine, gạo japonica, gạo trắng 5%...

Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu năm 2023 ước khoảng 13.2 triệu tấn, tương đương 6.6 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Cơ cấu nhóm gạo xuất khẩu gồm: Gạo chất lượng cao đạt 3 triệu tấn; gạo thơm, đặc sản đạt 2.1 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 0.9 triệu tấn; nếp đạt 0.6 triệu tấn.

 Dự trữ nguồn hàng để bứt phá

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, châu Phi... nhìn chung trong quý 1-2/2023 sẽ ổn định do các nước đang tăng cường dự trữ lương thực cũng như chuẩn bị cho thời điểm năm mới.

xuat khau gao 1
Thị trường Châu Âu sẽ được cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo với 80.000 tấn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục thuận lợi. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức tốt do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Với thị trường EU, ông Nguyễn Văn Nhật, Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Minh Nhật cho biết, theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam được cấp hạn ngạch 80,000 tấn, trong đó 30,000 tấn gạo trắng, 30,000 gạo thơm, 20,000 tấn gạo lứt. Do đó, các đơn hàng gạo xuất khẩu nếu nằm trong danh mục trên thì được miễn thuế 175 EUR/tấn. Đây là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên tìm cách gia tăng sản lượng, chủng loại gạo để tận dụng tối đa lợi thế.

Mặc dù thuận lợi về mặt thị trường, song hiện nay theo phản ánh, các doanh nghiệp ngành gạo lại đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn, đặc biệt trong giai đoạn thu hoạch vụ Đông Xuân đang đến gần.

Ghi nhận các ý kiến từ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023.

Theo ông Chinh, thị trường vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như tình hình xung đột ở một số khu vực trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương luôn theo sát tình hình thị trường, đồng thời chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại và thông báo các diễn biến kịp thời về tình hình thị trường cho hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông Phan Văn Chinh đề nghị, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do.

Xem thêm: Các tin tức kinh doanh mới nhất tại đây

Bài viết này thuộc series Góc Quote

Series về những triết lý sáng tạo và phương pháp làm việc của những cái tên lớn.

Xem thêm
Cùng chuyên mục