Thứ năm, 26/12/2024, 17:00 (GMT+7)

Tỷ phú Ấn Độ tiết lộ chìa khóa kinh doanh để thành công trong kỷ nguyên công nghệ

Nếu bạn hỏi tỷ phú Nandan Nilekani rằng: "Chìa khóa để thành công trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay là gì?", thì câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì nó không phức tạp như bạn nghĩ.

Năm 1981, với 250 USD vốn khởi nghiệp, Nandan Nilekani (69 tuổi) đã cùng sáu người khác ngồi quanh một chiếc bàn mượn để thành lập công ty. Trong nhiều năm, Infosys đã trở thành gã khổng lồ công nghệ thông tin (CNTT) đầu tiên được công nhận trên toàn cầu của Ấn Độ, tượng trưng cho sự nổi lên của đất nước này như một nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, đối với Nilekani, Infosys chỉ là sự khởi đầu.

Đến năm 2009, ông thành lập Aadhaar, chương trình nhận dạng sinh trắc học lớn nhất thế giới. Công trình của ông trải dài trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, thông qua EkStep; trí tuệ nhân tạo, với Adbhut India; cho đến giải quyết các thách thức mang tính hệ thống về nước, quản trị đô thị và hòa nhập. Những đóng góp của ông cho lĩnh vực công nghệ đã giúp ông đạt được vị trí tỷ phú, với giá trị tài sản ròng hiện tại là 3,6 tỷ USD, theo Forbes.

z6167694957593_70a54aec3f
Nandan Nilekani xuất phát từ Infosys đến Aadhaar và UPI, người có tầm nhìn xa đằng sau cuộc cách mạng số của Ấn Độ.

Ông lớn lên ở Ấn Độ trong những năm 60 và đầu những năm 70, nơi mà cha mẹ có những quy tắc nghiêm ngặt về sự nghiệp của con cái: Chỉ được làm bác sĩ hoặc kỹ sư.

Nilekani đã đi theo lĩnh vực kỹ thuật nhưng lại học tại một trường đại học mà cha ông không ưng ý, sau đó ông chọn ngành điện thay vì hóa, điều này đã khiến cha ông không hài lòng. Ông tốt nghiệp tại IIT Bombay vào năm 1978 và sau đó bén duyên với một công nghệ chuyên sản xuất máy vi tính mini.

Sau đó, ông đầu quân cho Putney Computer Systems, công ty phát triển công nghệ, dưới sự lãnh đạo của  Narayana Murthy, người sau này sẽ cùng ông sáng lập Infosys.

Trong bối cảnh công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) thay đổi quy trình làm việc, và sự lo lắng về tương lai của công việc ngày càng tăng, Nilekani cho rằng mọi người nên tập trung vào việc xây dựng những kỹ năng mềm mà trí tuệ nhân tạo không thể sao chép.

"Hãy luôn tò mò và duy trì sự học hỏi. Tôi dậy mỗi sáng với mong muốn học hỏi những điều mới mẻ, và tôi luôn giữ tâm trí mở", ông cho biết trong một cuộc trò chuyện với CEO LinkedIn Ryan Roslansky trong một tập gần đây của bản tin “The Path”. Đây cũng chính là một phương châm sống đã đồng hành cùng Nilekani suốt sự nghiệp của ông.

Nilekani cho rằng phần lớn thành công của ông xuất phát từ sự khao khát tri thức và sự phấn khích từviệc học hỏi những điều mới mang lại. Ông nhấn mạnh rằng, sự tò mò đã giúp ông thành công, không phải tình yêu với kinh doanh.

“Tôi là một doanh nhân tình cờ. Tôi không có kế hoạch nào trong cả cuộc đời để sau này trở thành một doanh nhân, nhưng khi bắt đầu bước chân và lĩnh vực này, tôi nhận ra rằng đây chính là định mệnh của tôi”, ông cho biết.

Sự thèm khát học hỏi là một kỹ năng mềm vô giá, điều này cũng đã đực nhiều tỷ phú như Mark Cuban và CEO Amazon Andy Jassy tán thành.

“Ví dụ tôi có thể dự đoán tương lai của AI và tác động chính xác của nó đối với thị trường lao động. Nhưng tôi tin rằng mình có thể thích nghi vì tôi không ngừng học hỏi, cải thiện bản thân", Mark Cuban cho biết.

Đối với Andy Jassy , việc duy trì sự kết nối và cập nhật về những kỹ năng mới là điều cần thiết cho sự nghiệp bền vững – những người chọn không làm như vậy sẽ bị “chững lại".

Theo nghiên cứu của Pew Research Center, vào năm 2022, có khoảng 19% chuyên gia Mỹ đang làm việc trong những công việc dễ bị ảnh hưởng bởi AI, trong đó những nhiệm vụ quan trọng có thể được AI hỗ trợ hoặc thay thế. Khi con số này có khả năng tăng lên với sự đổi mới trong công nghệ, tỷ phú Nandan Nilekani tin rằng các kỹ năng mềm sẽ giúp con người nhanh chóng tiến bộ tới thành công.

“Tương lai nằm ở những thứ mà chỉ con người mới có thể làm,” Nandan Nilekani nói.

Cùng chuyên mục