Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 14/08/2023, 13:53 (GMT+7)

Trầm trồ trước khu vườn xanh mướt trên sân thượng của mẹ đảm Hà Nội

Chỉ với diện tích nhỏ nhưng nhờ bàn tay khéo léo, mẹ đảm Hà Nội đã tạo nên một khu vườn trên sân thượng xanh mướt với đủ loại rau xanh và cây trái.

Rời khỏi văn phòng sau một ngày dài mệt nhoài, chắc hẳn ai cũng muốn thư giãn và ngắm nhìn những mầm xanh đang phát triển tốt tươi, đơm hoa kết trái. Mới đây, trong hội nhóm Yêu Bếp, chị Đinh Thị Lan Phương (44 tuổi, giảng viên khoa Hóa Môi Trường - Đại học Thủy lợi) đã khiến nhiều người trầm trồ khi chị chia sẻ hình ảnh vườn rau xanh mướt của mình được trồng trên sân thượng. 

Được biết, chị bắt đầu trồng rau trên sân thượng từ năm 2015. Trước đó, gia đình chị trồng phong lan từ năm 2010-2015, tuy nhiên vì diện tích vườn nhỏ và trồng phong lan phải phun thuốc phòng bệnh nấm sợ ảnh hưởng đến rau nên chị phải phá bỏ vườn lan.

1
66
88
1010

Chị Phương cho biết, sau nhiều lần cả nhà bị ngộ độc thuốc trừ sâu từ rau mua ngoài hàng và đọc báo thấy rau bị tồn dư hóa chất từ thuốc trừ sâu khá nhiều nên chị đã quyết định thiết kế khu sân thượng rộng 30m2 để trồng rau và các loại cây ăn quả để chăm lo cho sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Mẹ đảm Hà Nội tâm sự, bản thân rất yêu thích trồng rau vì hồi còn bé sống ở quê, gia đình trồng mấy luống rau trong vườn để ăn, được mẹ và bà giao cho việc tưới rau hàng ngày. Tuy nhiên, trồng sân thượng khác với trồng vườn, ban đầu chưa có kinh nghiệm nên phải phá bỏ vài lần.

44
99
77

Chị Phương cũng chia sẻ thêm, chị luôn ưu tiên trồng rau theo mùa, mùa nào thức nấy. Mùa hè và mùa thu trồng các loại rau mồng tơi, đay, ngót, muống, mùng, hẹ, đậu đũa, dưa lê, dưa bở..., rau gia vị (lá mơ, húng chó, mùi tàu, tía tô, lá lốt, kinh giới). Mùa thu và mùa đông trồng xà lách, xu hào, bắp cải, cải, củ cải, ngô, xúp lơ, đậu cô ve... Ngoài ra trên vườn có 2 cây chanh cho ăn lá và lấy gai khêu ốc.

Để có được vườn rau xanh mơn mởn như hôm nay, chị đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các chị em trồng rau sân thượng và kinh nghiệm rút ra trong quá trình trồng. Để có thể trồng rau trên sân thượng được tươi tốt, cho năng suất cao, chị Phương cho rằng, khâu làm đất ban đầu rất quan trọng. Đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, đủ ánh sáng và nước tưới hàng ngày. Cây giống và hạt giống chuẩn, trồng theo mùa phù hợp với khí hậu, thời tiết sẽ đảm bảo rau lớn nhanh và ít gặp sâu bệnh.

Về cây giống, mẹ đảm Hà Nội mua ở chợ Hà Đông (chuyên mua hàng một chị uy tín bao năm nay) hoặc đặt mua của các bạn chuyên bán vật tư cây giống. Cây giống ở chợ hoặc các bạn chuyên bán cây giống rất đẹp, mua về chỉ đặt bầu vào chậu giảm được thời gian ươm cây và nhanh thu hoạch. 

2
3
17

Về phân bón: Các loại phân gà, phân dê, phân trùn quế, phân dơi, phân bánh dầu mua từ các bạn bán hàng vật tư rau giống. Chị chia sẻ rằng, gần đây thường dùng phân trùn quế và phân dơi bón cho rau. Để tạo vị ngọt và đậm vị, phân trứng sữa tự ủ từ trứng gà công nghiệp và sữa cận hoặc quá date, phân trứng sữa chỉ dành cho tưới các loại dưa, xu hào, bắp cải, đậu đũa, đậu cove để tạo ngọt và đậm vị. Ngoài ra, vùi chuối nẫu, vỏ tôm cua cùng với rắc chút nấm tricodenma vào góc chậu, xa gốc. Chuối nẫu, vỏ tôm cua cũng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho rau.

Ngoài ra, chị cũng không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng một số chế phẩm sinh học: Neem oil chứa tinh dầu cây Neem Ấn Độ, dịch tỏi ớt, Bio vi sinh để phòng trừ nhện đỏ, rệp và sâu xanh. 

10
11
1212
1515
1414
1313

Bên cạnh đó, dùng nấm rễ Tricodenma để chống các bệnh nấm, lở cổ rễ, tuyến trùng… của cây dưa. Ngoài ra cây bị bệnh (dưa, ớt, cà chua, cà tím…) thường nhổ bỏ, phơi đất và luân canh cây trồng ít sâu bệnh: mồng tơi, rau cải, đậu, rau thơm, hành. Sau mỗi vụ, các chậu sẽ được trồng cây khác để luân canh, phòng bệnh cho cây. Một số cây lấy nhiều dinh dưỡng đất như dưa, cà chua thường được trồng luân canh: đậu, rau cải, hành tỏi … sau đó mới trồng lại cây vụ trước.

Tuy nhiên, vì công việc của chị khá bận rộn, ngoài việc giảng dạy ở trường chị còn phải dành thời gian cho gia đình và đưa đón con đi học. Hơn nữa chị còn tập yoga vào buổi tối nên chỉ có thời gian chăm vườn vào sáng chủ nhật khoảng 2 tiếng (bón phân, tỉa lá). Hàng ngày, mất khoảng 10-15 phút hái rau và tưới rau.

283880469_3165201843698446_8323687259379793742_n
1616
9

"Tuy trồng rau mất công, nhưng làm vườn có những khoảng thời gian thư giãn và rèn luyện sức khỏe, rau quả mình trồng hữu cơ, đảm bảo tươi sạch và khi ăn cảm nhận được vị ngon, đậm.", mẹ đảm Hà Nội bộc bạch.

Không gian xanh tươi ngập tràn các loại rau xanh, quả ngọt không chỉ giúp chị Phương và gia đình an tâm hơn về những bữa ăn hàng ngày, mà còn là nơi để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Cùng chuyên mục