Thứ sáu, 30/12/2022, 18:30 (GMT+7)

Top 10 loại bánh chưng ngon được lòng người đam mê ẩm thực Việt

Nguyễn Thị Yến Nhi - TH

Loại bánh chưng truyền thống luôn được mọi người yêu thích mỗi dịp Tết đến. Ngày nay, để hợp với mong muốn của thực khách, bánh chưng đã được biến tấu rất nhiều dạng: bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng dài; bánh chưng nếp cẩm...

Bánh chưng cốm

Bánh chưng cốm là loại bánh chưng đặc biệt. Để làm bánh chưng cốm cần nguyên liệu như sau: gồm cốm khô, gạp nếp làm lớp vỏ ngoài của bánh. Nhân bánh chưng cốm hoặc là nhân mặn hoặc là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong.

Bánh chưng cốm - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Bánh chưng cốm được làm từ cốm nên khi bóc ra vỏ ngoài của bánh hơi ướt hơn so với loại bánh chưng xanh truyền thống nhưng bù lại rất dẻo, mềm.

Bánh chưng gạo lứt

bánh chưng gạo lứt - Tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Đây là một loại bánh chưng phổ biến 2 năm trở lại đây – bánh giảm cân của nhiều chị em phụ nữ. Được làm chủ yếu từ những nguyên liệu healthy như gạo lứt, ức gà, bánh chưng gạo lứt là món được rất nhiều người ưa chuộng. Vừa để thỏa mãn đam mê ăn bánh chưng nhưng vẫn đảm bảo được cân nặng. Không chỉ hỗ trợ giảm cân, bánh chưng gạo lứt còn có màu sắc rất bắt mắt.

Bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên

bánh chưng nếp nương - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Điện Biên có vị thế địa lý tuyệt vời và đất đai màu mỡ đã cho ra đời nhiều sản vật ngon và quý hiếm. Một trong số những đặc sản đó chín là bánh chưng nếp nương lá riềng. Loại bánh chưng này được làm từ những hạt gạo dài, mẩy, chắc mười hạt đều như mười nên dù có ninh nhừ đến mấy nó vẫn giữ được hình dáng của hạt gạo. Bánh chưng nấu bằng nếp nương cũng bền và có thể để trong tủ lạnh 3,4 ngày cũng không bị lại gạo như những loại bánh chưng bình thường. Những chiếc bánh cũng mang hương vị của thiên nhiên, của núi rừng Tây Bắc với những chiếc lá dong rừng bọc ngoài.

Bánh chưng ngũ sắc

Đây là loại bánh chưng độc đáo mà bạn có thể làm để thay đổi khẩu vị cũng như hình thức bánh cho ngày Tết. Bánh chưng ngũ sắc đặc biệt bởi có 5 màu: vàng, xanh, tím, đỏ, trắng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ý nghĩa mang lại sự bình an và may mắn cho năm mới.

bánh chưng ngũ sắc - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Để làm được một chiếc bánh chưng ngũ sắc cần nhiều thời gian và sự tỉ mỉ, kỹ thuật cầu kỳ, người nội trợ phải khéo léo trong các khâu: ngâm gạo, pha nước màu, đổ gạo vào khuôn, gói chặt tay sao cho các màu không bị lẫn với nhau và để bánh có 5 màu đẹp nhất.

Bánh chưng gấc

Bánh chưng gấc vừa dẻo, có vị mặn ngọt và màu đỏ đẹp tượng trưng cho phú quý phát tài, mang lại nhiều may mắn. Cách gói bánh chưng gấc như gói các loại bánh chưng khác, nhưng khi bóc ra, ruột bánh chưng gấc đỏ.

Bánh chưng gấc được làm từ các nguyên liệu tươi ngon: nếp, đậu xanh, gấc, thịt heo, gia vị… bề ngoài vẫn xanh như bánh chưng xanh, nhưng khi bóc ra, ruột đỏ au, gạo dẻo, nhuyễn lại có vị mặn ngọt của gấc và các gia vị truyền thống của người Việt, tạo nên một mùi vị đặc biệt.

bánh chưng gấc - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Trong ngày lễ tết, ngày rằm, gia đình nào cũng chuộng màu đỏ với quan niệm màu đỏ sẽ mang lại may mắn. Do đó bánh chưng gấc là loại bánh chưng rất được yêu thích.

Bánh chưng chay

Bánh chưng chay là loại bánh chưng cổ truyền, nhân chay, vị ngọt, gồm các nguyên liệu: gạo nếp, đỗ xanh, gấc tươi, dừa, bí đao, hạt sen, vừng, nước hoa bưởi. Tất cả đều được làm từ nguyên liệu sạch, không dùng chất bảo quản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bánh ăn rất mềm, dẻo, thơm, ngọt dịu, bày lên đẹp mắt.

bánh chưng chay - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Bánh thích hợp để cúng chay, cúng Phật và dành cho những người ăn chay.

Bánh chưng dài

Ngoài bánh chưng vuông thì vào tết Nguyên Đán của người Việt ở nhiều vùng miền còn làm thêm món bánh chưng dài.

thành phẩm bánh chưng dài - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Về nguyên liệu làm loại bánh chưng này cũng giống như bánh chưng truyền thống, chỉ khác nhau về hình dáng của bánh. 

Bánh chưng rán

Bánh chưng rán là món bánh biến tấu từ bánh chưng truyền thống. Bánh chưng còn dư chưa kịp ăn hết dịp tết, chúng ta thường đem đi chiên rán. Vỏ nếp của bánh chưng khi chiên lên sẽ có độ giòn và dẻo nhất định được lòng rất nhiều người.

bánh chưng rán - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen không những mang đậm hương sắc rừng núi vùng cao, sự sáng tạo của dân tộc Tày, nó còn thể hiện lòng thành kính của người dân đối với tổ tiên của mình mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng đen có màu đen bóng bẩy quyện chặt vào từng hạt nếp khiến không ít người trầm trồ

bánh chưng đen - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Chiếc bánh chưng đen không chỉ thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính với tổ tiên. Món ăn này còn mang đậm những ý nghĩa sâu xa. Người Tày có quan niệm: Sự hoà hợp của lòng người, núi rừng và đất trời đều được hòa quyện trong màu đen của bánh.

Bánh chưng đen còn được mệnh danh là món “bánh hạ hỏa” và “bánh chọn vợ”.

Bánh chưng gù

Bánh chưng gù là loại bánh chưng khá phổ biến ở các tỉnh vùng núi phía bắc. Vì tượng trưng cho hình ảnh những người phụ nữa đeo gùi trên lưng, ngoại hình của chiếc bánh này cũng rất đặc biệt, mô phỏng như tấm lưng gù của người phụ nữ đeo gùi.

bánh chưng gù - tiếp thị và gia đình
Ảnh minh họa

Bánh chưng gù có kích thước khá nhỏ, vừa đủ cầm. Điều này giúp cho người dân ở đây thuận tiện bỏ túi và đem đi rừng hoặc làm rẫy. Bánh rất dẻo, mềm, thơm và mang màu xanh đặc trưng của nước lá dong riềng. Bánh có hình dạng “lưng gù”, khác với loại bánh truyền thống. Bánh được gói bằng một lớp lá do vậy việc bóc bánh khá dễ dàng. Mặc dù phần nhân bánh cũng được chế biến đầy đủ như bánh chưng truyền thống, nhưng nó không quá nhiều nên khi ăn bạn sẽ không cảm thấy bị ngán.

Bài viết này thuộc series Tết Nguyên đán 2023

Xem thêm
Cùng chuyên mục