12 thứ tuyệt đối không nên cho vào máy rửa bát nếu bạn không muốn máy hỏng, đồ đạc bị phá hủy
Không phải thứ gì cũng có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch, trước khi dùng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để thực hiện đúng theo khuyến nghị!
Không ít người dùng máy rửa bát đang xếp đồ sai cách, bạn có phải một trong số đó?
Nên chọn máy rửa bát loại nào? Đâu là sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu gia đình bạn?
Better Homes & Gardens lưu ý danh sách 12 vật dụng tuyệt đối không nên cho vào máy rửa bát để tránh làm hỏng đồ và cả chiếc máy của bạn.
Bất cứ thứ gì không được đánh dấu là "An toàn với máy rửa bát"
Nếu một món đồ không có ký hiệu an toàn với máy rửa bát, tốt nhất bạn nên tự làm sạch bằng tay. Ký hiệu này thường nằm ở đáy sản phẩm, dưới dạng chữ hoặc một biểu tượng hình vuông có đĩa, ly và các đường nước.
Nếu không chắc chắn, hãy kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nhựa mỏng và không chịu nhiệt
Một số loại nhựa có thể chịu được máy rửa bát, nhưng nhựa mỏng, mềm, dễ bị biến dạng hoặc tan chảy dưới nhiệt độ cao thì không thể. Điều này đặc biệt đúng với hộp đựng thực phẩm mang về, khay nhựa sắp xếp tủ lạnh và các dụng cụ bằng nhựa nhẹ.
Nếu cần rửa, hãy để chúng ở giá trên cùng hoặc tốt nhất là rửa tay bằng nước ấm và xà phòng.
Dao sắc
Máy rửa bát có thể làm cùn lưỡi dao và làm lỏng cán dao theo thời gian. Ngoài ra, dao sắc có thể gây nguy hiểm nếu bị dịch chuyển trong chu trình rửa.
Hãy rửa dao sắc bằng tay và cất vào hộp đựng sau khi lau khô.

Ly, cốc thủy tinh mỏng manh
Những chiếc ly rượu vang, ly sâm panh hay đồ thủy tinh pha lê có thể bị sứt mẻ hoặc nứt vỡ do lực nước mạnh. Tốt nhất, bạn nên rửa chúng bằng tay với nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
Đồ sứ tinh xảo hoặc có họa tiết vẽ tay
Nếu bạn có bộ chén đĩa sứ đắt tiền hoặc có giá trị kỷ niệm, đừng đặt chúng vào máy rửa bát. Lực nước và nhiệt độ cao có thể làm phai màu họa tiết hoặc làm sứt mẻ bề mặt. Rửa tay nhẹ nhàng sẽ giúp bảo quản chúng tốt hơn.
Cốc và thìa đong có in số liệu
Nếu bạn dùng cốc hoặc thìa đong có số liệu in trên bề mặt, hãy rửa tay thay vì dùng máy. Nhiệt độ cao và chất tẩy rửa mạnh có thể làm mờ hoặc bong tróc các con số, khiến việc đo lường trở nên khó khăn.
Chảo chống dính
Dù một số nhà sản xuất tuyên bố sản phẩm của họ an toàn với máy rửa bát, nhưng nhiệt độ cao và hóa chất mạnh vẫn có thể làm hỏng lớp chống dính. Để bảo vệ chảo, hãy rửa bằng tay với xà phòng nhẹ và một miếng bọt biển mềm.
Đồ dùng bằng nhôm, đồng hoặc gang
-
Nhôm: Có thể bị ăn mòn hoặc đổi màu do tác động của chất tẩy rửa.
-
Đồng: Dễ bị xỉn màu và mất đi vẻ sáng bóng.
-
Gang: Bị rỉ sét và mất lớp tôi dầu quan trọng.
Do vậy, thay vì dùng máy rửa bát, hãy rửa bằng tay và lau khô ngay sau khi rửa để bảo vệ các vật dụng này.
Đồ dùng bằng vàng hoặc mạ vàng
Dụng cụ ăn uống hoặc đồ dùng bằng vàng rất dễ bị xỉn màu và phai lớp mạ nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao và hóa chất mạnh trong máy rửa bát. Rửa tay bằng nước ấm là cách tốt nhất để giữ chúng luôn sáng đẹp.
Dụng cụ bằng gỗ
Thớt, muỗng hoặc đũa gỗ dễ bị cong vênh, nứt hoặc thậm chí nấm mốc nếu để trong máy rửa bát. Do vậy, hhãy rửa tay và để khô tự nhiên để giữ độ bền lâu dài.
Cốc giữ nhiệt và bình giữ nhiệt
Nhiều loại cốc giữ nhiệt có lớp chân không giúp giữ nóng hoặc lạnh. Máy rửa bát có thể làm lỏng các gioăng cao su, làm mất tác dụng cách nhiệt.
Thực phẩm tươi sống
Một số mẹo trên mạng xã hội khuyến khích rửa khoai tây hoặc rau củ trong máy rửa bát, nhưng điều này không an toàn. Máy rửa bát có thể để lại cặn xà phòng trên thực phẩm, gây hại khi ăn.
Hãy luôn rửa rau củ theo cách truyền thống bằng tay.
Có thể thấy, máy rửa bát giúp tiết kiệm thời gian, nhưng không phải thứ gì cũng có thể cho vào. Việc biết cách sử dụng máy đúng cách không chỉ giúp bảo vệ đồ dùng mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của máy. Hãy lưu ý danh sách trên để tránh những sai lầm đáng tiếc nhé!