Quản trị học là gì? Yếu tố nào tạo nên nhà quản trị giỏi
Quản trị học là gì? Tại sao quản trị học lại quan trọng như thế đối với các tổ chức, doanh nghiệp? Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đều cần một nhà quản trị giỏi để đảm nhận được những chức năng, trọng trách lớn của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.
Nắm được những bí quyết để trở thành nhà quản trị giỏi sẽ giúp bạn thuận lợi hơn rất nhiều trong công việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Quản trị học là gì?” và có những yếu tố nào để tạo nên nhà quản trị giỏi. Cùng theo dõi nhé!
Khái niệm quản trị học là gì?
Quản trị học là gì? Quản trị học là ngành khoa học nghiên cứu về các quy tắc, quy luật và phương pháp quản trị để vận dụng vào thực tế cho các vấn đề quản trị trong tổ chức. Có thể nói rằng đây là một trong những ngành học cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị tổ chức.
Hoạt động quản trị đòi hỏi sự kết hợp giữa những con người với nhau trong một tổ chức. Nếu thiếu hoạt động quản trị, các thành viên trong tổ chức đó sẽ không thể cùng nhau làm việc để cùng đạt được mục đích chung của sự phát triển. Do đó, cần có sự khéo léo của nhà quản trong việc dùng các kỹ năng, bí quyết để dẫn dắt các thành viên cùng đạt được mục tiêu chung.
3 lĩnh vực chủ yếu của nghệ thuật quản trị bao gồm:
-
Nghệ thuật dùng người: am hiểu tâm lý và xử lý khéo léo để khai thác các điểm mạnh và khắc phục điểm yếu các thành viên.
-
Nghệ thuật giáo dục con người: Linh động kết hợp các biện pháp khen thưởng và khiển trách sao cho mọi người đều cảm thấy tâm phục, khẩu phục, không ngừng nỗ lực vì mục đích chung.
-
Nghệ thuật ứng xử: Tôn trọng các thành viên, có lời nói và thái độ phù hợp trong từng hoàn cảnh để thu phục người nghe.
Tại sao quản trị học lại quan trọng?
Sau khi hiểu quản trị học là gì, bạn cần biết rõ tầm quan trọng của quản trị học. Bởi quản trị học là có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Quản trị học là môn học phục vụ cho mọi lĩnh vực kinh doanh. Nó cung cấp những kiến thức và kỹ năng quản trị để dẫn dắt các thành viên trong một tổ chức thành một khối thống nhất cùng hoàn thành một mục tiêu chung.
Một tổ chức, doanh nghiệp không thể tồn tại bền vững nếu thiếu đi những kiến thức của nhà quản trị với những vai trò sau:
-
Hoạch định: xác định trước mục tiêu và đưa ra những giải pháp để hướng các thành viên cùng hoạt động vì một mục tiêu chung.
-
Tổ chức: sắp xếp và phối hợp nguồn lực con người cùng những nguồn lực khác của tổ chức để đạt được mục tiêu. Nếu không có hoạt động quản trị, các thành viên sẽ không biết sắp xếp hoàn thành công việc.
-
Lãnh đạo: thông qua sự tác động quản trị trong các cấp bậc, nhà quản trị thiết lập môi trường làm việc để giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn.
Có thể nói rằng, hoạt động quản trị vô cùng quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Trong cùng hoàn cảnh và điều kiện như nhau, tổ chức nào có hoạt động quản trị tốt hơn khả năng hiệu quả sẽ cao hơn nhờ sự tận dụng nguồn lực một cách tốt nhất. Sự sắp xếp nguồn lực hiệu quả tác động lớn đến khả năng thực hiện được mục tiêu cuối cùng tốt nhất.
Nhà quản trị là ai?
Bân cạnh câu hỏi quản trị học là gì? Nhiều bạn muốn biết rõ hơn nhà quản trị là ai? Nhà quản trị là người làm việc trong một tổ chức, doanh nghiệp, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, tài chính và các hoạt động trong tổ chức.
Nhiệm vụ của họ là quản lý nhân viên trong một phạm vi nhất định với những thẩm quyền riêng biệt, chịu trách nhiệm về những hoạt động của những người mà mình quản lý nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng của tổ chức. Nhà quản trị có nhiều cấp bậc đa dạng như hội đồng quản trị, giám đốc, trưởng phòng, tổ trưởng….
Các cấp bậc của nhà quản trị
Các cấp bậc của nhà quản trị học là gì? Nhà quản trị thường được chia làm 3 cấp bậc như sau:
-
Nhà quản trị cấp cao
Nhà quản trị cấp cao là những người hoạt động ở cấp cao nhất trong tổ chức, chịu trách nhiệm về mọi kết quả của tổ chức. Họ có nhiệm vụ: hoạch định chiến lược; xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn; điều phối, tổ chức, giám sát thực hiện chiến lược và đưa ra các giải pháp để duy trì và phát triển tổ chức.
Một số chức vụ của nhà quản trị cấp cao: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc…
-
Nhà quản trị cấp trung gian
Nhà quản trị cấp trung gian là những người quản trị có vị trí hoạt động thấp hơn nhà quản trị cấp cao và cao hơn nhà quản trị cấp cơ sở.
Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật và triển khai thực hiện các kế hoạch dài hạn dựa theo chiến lược của công ty; đưa ra các chính sách; kiểm tra báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của cấp dưới; đánh giá năng lực nhân viên để xét duyệt chế độ thăng tiến đồng thời tham gia tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho công ty.
Một số chức danh nhà quản trị trung gian như: trưởng phòng, phó phòng, trưởng ban, trưởng khoa, quản đốc….
-
Nhà quản trị cấp cơ sở
Trong hệ thống quản trị của tổ chức, doanh nghiệp, nhà quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng. Họ là những người trực tiếp làm việc với sản phẩm, dịch vụ của công ty với các chức trách, nhiệm vụ: đưa ra các kế hoạch ngắn hạn và chi tiết; các quyết định tác nghiệp, hướng dẫn, theo dõi, giám sát nhân viên cấp dưới của mình trong phạm vi phụ trách để thúc đẩy nhân viên hoàn thành được mục tiêu được giao.
Những cấp danh của nhà quản trị cấp cơ sở gồm tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca…
5 yếu tố cần có của nhà quản trị xuất sắc
Những yếu tố cần có của nhà quản trị học là gì? Nhà quản trị học cần có nhiều yếu tố để có thể đảm nhận được những vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp. Cùng Tiếp thị & Gia đình điểm qua 5 yếu tố cần có sau đây để trở thành một nhà quản trị xuất sắc.
1. Có kỹ năng lãnh đạo, điều hành
Yếu tố đầu tiên cần có của nhà quản trị học là gì? Đó chính là kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo, điều hành là một trong những kỹ năng không thể thiếu của nhà quản trị học.
Tổ chức có lớn mạnh được hay không phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo, chèo lái con thuyền của nhà quản trị. Nhà quản trị có khả năng điều hành lãnh đạo, phân chia công việc hợp lý sẽ giúp đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, gắn kết và đồng chí hướng cho mục tiêu chung.
2. Tư duy lập kế hoạch, chiến lược
Một trong những chức năng của nhà quản trị là lập kế hoạch, chiến lược cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Do đó đây là một kỹ năng then chốt cần có của nhà quản trị học.
Yêu cầu của một nhà quản trị là phải có chiến lược, tầm nhìn và kế hoạch dài hạn, xác định được những mục tiêu trong tương lai dựa trên những nguồn lực hiện có. Không chỉ vậy, họ còn phải có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường để điều chỉnh kế hoạch, chiến lược cho phù hợp với từng thời điểm. Đó chính là sự khác biệt của một nhà quản trị học và nhân viên của họ.
3. Kiến thức chuyên môn vững vàng
Một nhà quản trị giỏi ngoài những yếu tố kỹ năng quản trị cũng cần có kiến thức chuyên môn vững vàng. Đủ độ am hiểu về chuyên môn, nhà quản trị mới có khả năng hướng dẫn lối đi cho cấp dưới đồng thời làm cho cấp dưới của mình nể phục. Hai chuyên môn chính mà nhà quản trị cần có là chuyên môn nghề nghiệp và chuyên môn về doanh nghiệp, các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.
4. Tinh thần trách nhiệm cao
Với vai trò cao cả, điều hành, lãnh đạo cả một tập thể, nhà quản trị nhất định phải ;à người có tinh thần trách nhiệm cao. Đó sẽ là người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình, không trốn tránh.
Khi gặp sự cố, nhà quản trị cũng sẽ bình tĩnh suy xét vấn đề, thay vì tìm cách đổ lỗi và phán xét cho cấp dưới, họ họp bàn và tìm ra cách giải quyết cho vấn đề đang gặp phải với cấp dưới của mình. Việc nhà quản trị có tinh thần trách nhiệm cao, dám làm dám chịu, họ sẽ không ngần ngại, nản bước trước khó khăn hay chùn bước trước những rủi ro có thể gặp phải cho quyết định của mình.
5. Tiếp nhận thông tin và truyền đạt
Nhà quản trị đóng vai trò kết nối giữa các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp của mình. Họ sẽ là người tiếp nhận sự chỉ đạo về những chiến lược, kế hoạch và mục tiêu của tổ chức từ các bậc lãnh đạo cho nhân viên của mình.
Chiều ngược lại, nhà quản trị cũng là người tiếp nhận ý kiến đóng góp, mong muốn, nguyện vọng của nhân viên cấp dưới lên lãnh đạo. Do đó, tư duy tiếp nhận vấn đề và truyền đạt hiệu quả thông tin giữa hai bên là kỹ năng vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần có.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về quản trị học. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi “Quản trị học là gì? Học quản trị ra làm gì?”. Chúc bạn sẽ tìm ra được những thế mạnh của mình để chuẩn bị hành trang có thể trở thành một nhà quản trị xuất sắc trong tương lai nhé.