Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 14/09/2023, 07:15 (GMT+7)

Những sai lầm cần tránh khi cố thoát thân khỏi đám cháy

Không ai có thể biết trước hỏa hoạn sẽ xảy ra khi nào. Vì vậy, biết rõ những gì nên và không nên làm khi cháy nhà sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Tuy nhiên, không ít người mắc phải sai lầm gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Tờ Insider đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về hỏa hoạn và liệt kê những sai lầm mọi người hay mắc phải khi có cháy.

Những sai lầm cần tránh khi cố thoát thân khỏi đám cháy

Mở tung cửa 

Khi hỏa hoạn xảy ra, phản xạ của đa số mọi người là chạy ngay khỏi khu vực đó. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ mở cửa để tìm lối thoát. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải khi xảy ra hỏa hoạn.

Ông Steve Kerber, giám đốc Viện Nghiên cứu an toàn lính cứu hỏa UL nói với tờ Insider: "Lửa cần oxy để tự duy trì và việc mở cửa sẽ cung cấp oxy cho lửa cháy mạnh hơn".

Thay vì ngay lập tức mở cửa, trước tiên hãy kiểm tra các lối thoát khác mà ngọn lửa chưa lan rộng hoặc thoát ra ngoài qua cửa sổ nếu thấy an toàn.

cuu-hoa-5-957

Nếu buộc phải mở cửa, đừng quên đóng lại

Nếu trường hợp bắt buộc thoát hiểm bằng cánh cửa đó vì không tìm được lối thoát nào khác thì hãy nhớ đóng cửa lại để lửa không tiếp thêm oxy và tạo thành đám cháy lớn.

Lính cứu hỏa Christopher Doyle của thành phố New York (Mỹ) cũng chia sẻ với Insider rằng việc đóng cửa khi bạn rời khỏi khu vực đang cháy có thể giúp ích nhiều cho lực lượng cứu hỏa.

Không phá cửa sổ từ bên ngoài để lấy không khí trong lành cho bên trong

Nhiều người cho rằng phá cửa sổ từ bên ngoài có thể giúp người ở bên trong dễ thở hơn vì khói từ đám cháy nhanh chóng lấn át và làm ngạt thở những người bị mắc kẹt bên trong. Dừng lại ngay nếu bạn có suy nghĩ này nhé.

Chuyên gia điều tra hỏa hoạn, giáo sư tại Trường Kỹ thuật Tickle, Đại học Tennessee (Mỹ) David Icove cho biết: “Trong một vụ cháy nhà, đừng phá cửa sổ vì nghĩ rằng bạn có thể cung cấp thêm không khí cho những người bị mắc kẹt trong nhà - điều đó chỉ làm tăng cường độ cháy".

Nếu quần áo của bạn bắt lửa, đừng chạy hay vùng vẫy 

Thông thường, nếu quần áo bắt lửa nhiều người sẽ theo phản xạ tự nhiên hay bỏ chạy hoặc vùng vẫy để cố dập lửa. Tuy nhiên, việc làm này chỉ khiến ngọn lửa lan rộng hơn mà thôi, nhất là khi bạn va vào các đồ vật hoặc người khác.

cuu-hoa-0-959

Thay vào đó, Hội chữ thập đỏ khuyên bạn nên “dừng lại, nằm xuống và lăn tròn” cho đến khi lửa tắt.

Đừng cố gắng dập lửa một mình

Các chuyên gia cho rằng, một vụ cháy nhỏ nhưng chưa đầy 30 giây cũng có khả năng trở thành một đám cháy lớn. Và điều tồi tệ hơn là trong vòng 5 phút, một ngọn lửa có thể thiêu rụi toàn bộ tòa nhà. Hãy ra khỏi nhà và gọi cứu hỏa nếu bạn không thể dập tắt ngay đám cháy.

Doyle khuyên: "Đừng cố gắng tự mình dập lửa. Mỗi giây trôi qua sẽ làm tăng khả năng bạn hít phải khói. Hãy cúi thấp người và rời khỏi khu vực cháy càng nhanh càng tốt".

Khi sử dụng bình chữa cháy, không nhắm vào phần giữa hoặc phần trên của ngọn lửa

Bình chữa cháy là thiết bị cần thiết mà gia đình nào cũng nên có. Nhưng bạn cần phải biết cách sử dụng nó một cách chính xác nhất. 

Zarrilli nói với Insider: “Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải khi sử dụng bình chữa cháy là nhắm vào vị trí quá cao của ngọn lửa. Hãy nhắm thấp xuống phần gốc của ngọn lửa để đạt hiệu quả cao nhất”. 

“Khi sử dụng bình chữa cháy, hãy kéo chốt, nhắm vào gốc ngọn lửa, bóp lẫy và quét từ bên này sang bên kia. Hãy nghĩ về nó giống như bạn đang diệt cỏ, nếu bạn không tấn công tận gốc, nó sẽ mọc trở lại”.

cuu-hoa-3-960

Và hãy nhớ kiểm tra bình chữa cháy thường xuyên để đảm bảo nó hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Bạn cũng nên thay thế bình chữa cháy mini vài năm một lần.

Đừng quay trở lại đám cháy kể cả để giải cứu người khác

Zarrilli khuyên: “Nếu nhà của bạn bị cháy, bạn không nên quay lại trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu có vật nuôi hoặc thứ gì đó cực kỳ có giá trị bên trong, hãy đợi ở ngoài  và chỉ dẫn cho lính cứu hỏa biết nơi cần đến”. Vì chỉ cần vài giây cũng khiến cho bạn bị khói tấn công và bất tỉnh

Việc quay trở lại có thể gây nguy hiểm hơn cho người thân bị mắc kẹt và đội cứu hỏa.

Cùng chuyên mục