Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 14/09/2023, 15:01 (GMT+7)

Làm sao để vượt qua chấn thương tâm lý sau hỏa hoạn?

Những chấn thương tâm lý sau hỏa hoạn tại chung cư mini Thanh Xuân, Hà Nội của những người chứng kiến là rất nghiêm trọng, cần được hỗ trợ điều trị.

Đám cháy lớn trong rạng sáng 13/9 tại chung cư mini phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân mới đây đã trở thành ký ức đau buồn của nhiều người, đặc biệt là những nạn nhân may mắn sống sót, thân nhân có người tử nạn và cả những người dân chứng kiến xung quanh. 

Hàng xóm lân cận chưa hết bàng hoàng

Tiếng nổ lớn liên tiếp, tiếng la hét hoảng loạn kêu cứu, tiếng còi xe cứu hỏa và cứu thương inh ỏi suốt đêm mưa,.. đã trở thành những ký ức đau thương của người dân sinh sống tại phố Khương Hạ, Thanh Xuân sau đám cháy chung cư mini kinh hoàng rạng sáng ngày 13/9.  

chay-chung-cu-mini 1
Khung cảnh đám cháy chung cư mini quận Thanh Xuân rạng sáng 13/9 (Ảnh: NH)

Suốt đêm 12/9 - rạng sáng 13/9, người dân trong ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân đều không ngủ. Sống ngay sát hẻm vào căn chung cư bị cháy, bà N.T.H. thuật lại, từ khoảng 11 giờ 30 phút đêm 12/9, khu nhà bà ở nghe rõ tiếng nổ bùm bụp, mùi cháy khét nồng nặc.

"Chúng tôi chạy ra thấy những cả căn nhà khói lửa lẫn lộn, tiếng người la hét thất thanh. Không ít người từ tầng cao nhảy xuống bị gãy xương, có người không may tử vong. Tôi nhìn thấy có một số người được bọc chăn kéo ra ngoài, thương tâm vô cùng" - bà H. xót xa.

377100766_622473830063965_2023476580370154416_n
Đám cháy đặc biệt nghiêm trọng, ghi nhận nhiều thương vong

Một người khác là nhân chứng của đám cháy bày tỏ, từ lâu người dân cũng đã sợ nguy cơ cháy nổ bởi căn chung cư nằm trong hẻm nhỏ, khép kín. Khi nhân viên bảo vệ phát hiện vụ việc đã tức tốc chạy lên các tầng đập cửa nhưng giữa trời đêm, lại mưa nên phần đa mọi người đều phản ứng chậm chạp. 

"Có gia đình cả 3 người đều liều mình nhảy xuống từ tầng 5 nhưng khi chạm phải mái tôn lại bị bật ngược rơi xuống đất. Hậu quả là 3 người tử vong đầy thương tâm” - nhân chứng nghẹn ngào kể lại.

Người thoát chết, thân nhân của người tử nạn đối mặt với chấn thương tâm lý nặng nề sau hỏa hoạn

Sau vụ cháy chung cư mini kinh hoàng diễn ra, những nạn nhân thoát chết và thân nhân người tử nạn phải đối mặt với cú sốc tâm lý nghiêm trọng. Sợ hãi, đau đớn, không chấp nhận sự việc,.. là điều luôn hiện lên trong họ.

Một nạn nhân 42 tuổi tên T. thoát khỏi đám cháy sau cú liều mình nhảy xuống từ tầng 3 vẫn chưa hết ám ảnh. Theo lời kể của anh, khi phát hiện khu mình ở có cháy đã nhảy xuống tầng 1 hỗ trợ chữa cháy nhưng không thành. Ngọn lửa ngày càng bùng lên mất kiểm soát, anh tức tốc chạy lên bảo con trai 8 tuổi và con gái 9 tuổi chạy lên sân thượng. Trong phòng còn 2 vợ chồng anh và con gái út 27 tháng tuổi, anh cùng vợ lôi hết chăn, giật rèm cửa ngâm nước, bịt kín các khe cửa ngăn khói. Nhận thấy lối thoát hiểm duy nhất là mái tôn nhà tầng 2, anh nhanh chóng vứt chăn xuống và bế con nhỏ nhảy xuống trước, vợ anh nhảy theo sau.

Kết quả, anh T. bị gãy tay, vợ anh gãy chân, con gái 27 tháng tuổi thoát nạn an toàn. Tuy nhiên, vợ chồng anh vẫn đầy lo lắng 2 người con 9 và 8 tuổi khác hiện một bé chưa tìm thấy đang cấp cứu tại đâu, bé còn lại đang bị tổn thương tâm lý sau hỏa hoạn nặng nề. 

7f00c91a32ffe7a1beee
Ngoài các chấn thương sức khỏe thể chất, những nạn nhân của đám cháy còn phải chịu tổn thương về tinh thần

Một trường hợp khác không được may mắn như trên, chị D. (25 tuổi) đã tử vong trong đám cháy này. Nỗi đau mất con của người mẹ già khi hay tin dữ không thể diễn tả bằng lời. Bà khóc ngất, suy sụp và không ngừng gọi tên con thảm thiết:

“Con ơi, mẹ đi tìm con ở khắp các bệnh viện nhưng không thấy, con ơi là con. Đau lòng quá con ơi, con cắt ruột cắt gan bố mẹ rồi con ơi… Từ nay không còn con trên đời này nữa rồi!..”

Tất cả họ đều cần được hỗ trợ điều trị chấn thương tâm lý 

Các giai đoạn của chấn thương tâm lý sau hỏa hoạn

Theo chuyên gia, chấn thương tâm lý sau hỏa hoạn thường diễn ra theo các giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn đầu có thể kéo dài từ một vài ngày đến một tháng. Các nạn nhân, thân nhân của người đã tử vong thường bị ám ảnh hoặc sợ hãi, thể hiện qua giấc mơ, sự hồi hộp, bất an và hồi tưởng lại ký ức đã trải qua. Có những trường hợp nghiêm trọng hơn như quá sợ hãi, lo lắng, không thể tập trung học tập, làm việc hay không muốn đi ra ngoài,.. Lúc này, họ cần được nghỉ ngơi và có người chăm sóc, động viên, tâm sự để giảm bớt áp lực hay những cú sốc đó.

Giai đoạn hai trong chấn thương tâm lý sau hỏa hoạn thường diễn ra từ khoảng sau một tháng đến sáu tháng. Nếu lúc này, các tình trạng trên vẫn còn tồn tại nhiều, khó có thể tự cải thiện thì người bệnh cần nhận được tư vấn của bác sĩ tâm lý để biết cách điều trị phù hợp. 

Đặc biệt, nếu hơn sáu tháng nhưng tình hình sang chấn không mất đi, người bệnh có thể đã rơi vào chứng trầm cảm, rối loạn lo âu kéo dài,.. Lúc này cần có sự can thiệp điều trị của bác sĩ. 

Phương pháp điều trị chấn thương tâm lý sau hỏa hoạn

PGS.TS. Bùi Quang Huy - Chủ nhiệm Khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân y 103 cho biết, việc điều trị các chấn thương tâm lý có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

Điều trị bằng thuốc

Thuốc bình thần benzodiazepin (diazepam, bromazepam, clonazepam) với tác dụng cắt giảm tình trạng lo âu quá mức, hoảng hốt, sợ hãi, phân ly, kích động. Khi điều trị, dùng thuốc theo đường uống hoặc một số trường hợp cần thiết có thể thay thế bằng phương pháp tiêm vào cơ thể.

Lưu ý, chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi thực sự cần thiết và không nên lạm dụng kéo dài. 

Điều trị tâm lý

Tâm lý liệu pháp có vai trò chủ chốt trong việc điều trị stress, trầm cảm. Đầu tiên, bệnh nhân cần được thoát khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt. Dần dần, bệnh nhân sẽ được trở về trạng thái  bình thường. Tình trạng lo âu, hốt hoảng sẽ giảm đi.

Khi điều trị, các nhân viên y tế cùng thành viên trong gia đình cần giữ vững tình trạng tâm lý cho bệnh nhân. Động viên, an ủi để người bệnh cảm nhận được sự an toàn, giúp họ thư giãn hơn bằng cách hướng dẫn cách tập thở chậm,..

Cần lưu ý tránh gợi lại các khía cạnh của chấn thương tâm lý để người bệnh không nhớ về những ký ức đau buồn trước đó.

Cùng chuyên mục