Ngất xỉu do hít phải khí độc, cách phòng tránh thế nào?
Trong khi vận hành máy nổ để đầm nền trong phòng kín, người đàn ông ở Quảng Ninh bị mệt, ngất xỉu tại chỗ.
Ngất xỉu khi hít phải khí CO khi lao động
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 44 tuổi (xã Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh) bị ngất xỉu khi đang vận hành máy nổ để đầm nền trong phòng kín. Người bệnh nhập viện trong tình trạng mệt lả thở nhanh nông, huyết áp tụt (90/40mmHg). Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu: hỗ trợ hô hấp, truyền dịch, nâng huyết áp.
Tình trạng người bệnh được cải thiện đỡ mệt, các thông số tạm thời ổn định và được chuyển khoa Hồi sức tích cực nội của bệnh viện để theo dõi và điều trị. Sau 2 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh hoàn toàn ổn định, các chỉ số về giới hạn bình thường, người bệnh đã được xuất viện.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân sử dụng máy đầm nền chạy bằng xăng, khi vận hành máy sẽ sinh ra 1 lượng lớn khí CO và lại làm trong môi trường kín. Chính vì vậy người bệnh đã bị ngạt khí.
Ngạt khí CO nguy hiểm đến mức nào?
Những ai theo dõi vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) có thể sẽ biết các bạn nhân tử vong là do ngộ độc khí CO. Khí CO là khí không màu, không mùi, không vị, rất độc hại. Khi hít phải khí CO, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được oxy, dẫn đến thiếu oxy não và các cơ quan khác. Các triệu chứng của ngạt khí CO thường xuất hiện sau khi hít phải khí CO trong vòng 15-30 phút.
- Ở mức độ nhẹ, người bị ngạt khí CO có biểu hiện: khó thở, thở dốc, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt…
- Ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu.
- Ở mức độ nặng hơn, nạn nhân sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong.
Cách xử trí ngộ độc khí CO
Khi phát hiện nạn nhân có các biểu hiện ngộ độc khí CO, cần đưa nạn nhân ra khỏi vùng tiếp xúc và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay. Nạn nhân cần được cho thở oxy nhiều lần trong ngày (3-4 lần/ngày, mỗi lần 10-20 phút).
Nạn nhân nhiễm độc CO phải được theo dõi chặt chẽ, đề phòng phù não nặng có thể xảy ra trong vài giờ. Tổn thương nhẹ hệ thần kinh, hệ tim mạch và thai có thể xảy ra nếu có tình trạng giảm oxy tế bào.
Cách phòng tránh ngộ độc khí CO trong cuộc sống
Các bác sĩ khuyến cáo người dân những điều sau:
- Làm việc và sinh hoạt ở môi trường thoáng, không khí lưu thông tốt. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thông gió của nhà ở, nơi làm việc.
- Tránh sưởi ấm bằng than củi, củi khô trong phòng kín, điều đó cũng có thể khiến bạn bị ngạt khí CO, nguy hiểm đến tính mạng.
- Tránh sử dụng máy móc, thiết bị chạy bằng xăng, dầu trong môi trường kín. Nếu bắt buộc phải sử dụng, cần đảm bảo thông gió tốt, không gian thoáng đãng.
- Ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn nguy hiểm thế nào?
- Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, chuyên gia chỉ cách phòng ngộ độc khí CO
- Bạn cần chú ý những gì khi chăm sóc da mùa đông?
- Sóng wifi có gây bệnh ung thư không?
- Gần đứt rời cánh tay do vạt áo chống nắng cuốn vào bánh xe, cách phòng tránh thế nào?
- Sự cô đơn gây hại cho sức khỏe tương đương hút 15 điếu thuốc mỗi ngày
- Trẻ 2 tuổi nuốt đinh sắt, cha mẹ cần làm thế nào?
- 8 thực phẩm giúp bạn không thấy buồn ngủ vào buổi sáng